Giáo viên mắc COVID-19 lây sang bé 14 tháng tuổi: Chuyên gia cảnh báo về “nụ hôn”
Khi tiếp xúc với cậu bé 14 tháng tuổi, bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 1347 đã có những hành động thể hiện sự gần gũi, yêu thương như bế, ôm hôn bé.
Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của BN1342, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức điều tra ổ dịch, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Kết quả ngày 30/11 có một mẫu dương tính là bạn nam (BN1347). Theo kết quả điều tra dịch tễ ban đầu của BN1347 cho thấy, trong thời gian từ 18-25/11, BN1347 đã đi dạy tại Trung tâm Anh ngữ KEY English (59 Nguyễn Bá Tuyển, phường 12, quận Tân Bình) và chi nhánh khác ở quận 10; tới quán cà phê và quán karaoke.
Tổng số tiếp xúc đang được điều tra là 513 người, trong đó tiếp xúc gần (F1) theo điều tra ban đầu là 99 (đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ).
Qua điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy, có 2 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 từ BN 1347 gồm một học viên của trung tâm Anh ngữ là nữ bệnh nhân 28 tuổi và một bệnh nhi là bé trai D.G.H. (14 tháng tuổi). Cả 2 bệnh nhân đều có địa chỉ tại quận 6, TPHCM.
Hiện tại bé trai D.G.H đang cách ly điều trị tại BV Nhi đồng Thành phố, không có triệu chứng.
Qua khai thác bệnh sử từ phía gia đình ghi nhận, khi tiếp xúc với cậu bé 14 tháng tuổi, bệnh nhân 1347 đã có những hành động thể hiện sự gần gũi, yêu thương như: Bế và ôm hôn bé. Hành động thể hiện sự thân thiện của nam giáo viên này đã vô tình lây bệnh sang bé.
Qua điều tra lịch trình tiếp xúc, xác định có 17 người tiếp xúc gần với bệnh nhi, tất cả đều được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.
Qua trường hợp này, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trẻ em hay người lớn khi hôn đều có thể lây các bệnh truyền nhiễm. Ngoài COVID-19, các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có thể dễ dàng lây nhiễm như: Bệnh viêm gan, bệnh về hô hấp, kiết lị, bệnh lao phổi, cúm, sởi, quai bị, thủy đậu….
Cơ chế lây bệnh bằng việc tiếp xúc quá gần nên khi nói chuyện, âu yếm có thể bắn nước bọt, lúc này các giọt nhỏ mang mầm bệnh ra, người kia hít phải. Chính vì thế, khi hôn để dính nước bọt và dịch tiết đường hô hấp trên mặt người được hôn. Từ đó vấy bẩn bàn tay rồi khi ăn uống lại nuốt phải mầm bệnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, những người mắc các bệnh truyền nhiễm cũng tuyệt đối không cho tiếp xúc với trẻ.
BS Dũng cũng khuyến cáo, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ các mẹ nên có những biện pháp từ chối khéo; Dặn dò mọi người nên rửa tay sạch trước khi bế, ẵm trẻ.
“Người lớn không nên hôn trẻ, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý về đường hô hấp, nên hạn chế những tiếp xúc gần với người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ. Người mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm cúm, không đến khu vực đông người”, BS Dũng nhấn mạnh.
khi tiếp xúc với cậu bé 14 tháng tuổi, bệnh nhân 1347 đã có những hành động thể hiện sự gần gũi, yêu thương như: Bế bé, ôm hôn bé.
Nguồn: [Link nguồn]
Đại diện Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, việc bệnh nhân 1342 - tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vẫn tiếp...