Giao mùa và sự bùng phát viêm mũi dị ứng

Mỗi khi bước vào giai đoạn giao mùa là tình trạng viêm mũi dị ứng lại xuất hiện rầm rộ cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Phải làm gì để tránh mắc phải căn bệnh này trong giai đoạn chuyển mùa hàng năm?

Giao mùa và viêm mũi dị ứng

Giai đoạn giao mùa thời tiết thay đổi thất thường, trời vừa mới còn nắng nóng ngày hôm trước, hôm sau đã chuyển lạnh khô. Sự thay đổi mạnh mẽ của thời tiết là điều kiện lý tưởng khiến viêm mũi dị ứng dễ dàng xuất hiện.

Vào thời điểm giao mùa, dưới sự ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi, các dị nguyên cũng có sự phát triển mạnh. Điển hình như hiện tượng bụi mịn xảy ra thường xuyên hơn, nấm mốc, phấn hoa xuất hiện nhiều trong không khí… Đó cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh mẽ.

Giao mùa là thời điểm viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh (Ảnh minh hoạ)

Giao mùa là thời điểm viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng khá nhạy cảm với thời tiết. Đôi khi chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra hiện tượng kích ứng. Tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của thời tiết mà tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể kéo dài và trở thành mạn tính. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi thường xuyên, có thể dẫn tới ù tai, nhức đầu, nặng đồng. Một số trường hợp người mắc viêm mũi dị ứng có thể bị rối loạn khứu giác, vị giác hoặc ngủ ngáy.

Giao mùa cần làm gì để tránh mắc viêm mũi dị ứng

Biện pháp tốt nhất tránh mắc viêm mũi dị ứng đó chính là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Riêng đối với trong giai đoạn giao mùa, có thể áp dụng những biện pháp như:

- Theo dõi trước dự báo thời tiết để chuẩn bị trang phục phù hợp. Thời tiết lạnh thì mang thêm áo khoác, khăn quàng cổ để giữ ấm vùng mũi họng; trời mưa mang theo ô, áo mưa… tránh để cơ thể, đặc biệt là mũi họng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết.

- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng: bụi nhà, lông thú cưng, khói thuốc lá… Nếu bắt buộc cần đeo khẩu trang che chắn cẩn thận và chú ý vệ sinh sạch đường hô hấp sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.

- Vệ sinh nơi ở: Tích cực vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

- Tăng cường đề kháng tự nhiên bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục thể thao vừa sức…

Mặc ấm khi trời chuyển lạnh giúp bảo vệ đường hô hấp (Ảnh minh hoạ)

Mặc ấm khi trời chuyển lạnh giúp bảo vệ đường hô hấp (Ảnh minh hoạ)

Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Theo ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, điều trị viêm mũi dị ứng tùy thuộc theo từng mức độ và từng loại. Theo khuyến cáo của ARIA, thuốc đầu tiên được chọn lựa trên tất cả các dạng viêm mũi dị ứng, từng mức độ đó là thuốc kháng histamin thế hệ mới. Bệnh nhân nên dùng ngay. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.

Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng gồm có thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có từ năm 1930, tuy nhiên đặc điểm của thuốc này là qua hàng rào máu não nên gây ra tình trạng buồn ngủ cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, tài xế lái xe.

Do vậy, ngày nay người ta khắc phục tình trạng này với việc sáng chế ra thuốc kháng histamin thế hệ 2, không qua hàng rào máu não, khắc phục bất lợi gây buồn ngủ cho người bệnh. Do đó, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc hơn, đặc biệt là tài xế - giảm thiểu nguy cơ tai nạn do buồn ngủ gây ra.

Giao mùa và sự bùng phát viêm mũi dị ứng - 3

Nổi bật trong các sản phẩm thuốc chống dị ứng hiện nay là Telfor (chứa thành phần fexofenadin) do Dược Hậu Giang sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan - GMP. Đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe từ Nhật Bản, Telfor có đa dạng các hàm lượng 60mg, 120mg và 180mg thuận tiện cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Đặc biệt, với những người bận rộn, dễ quên thuốc thì chỉ cần một viên duy nhất hàm lượng 120mg hoặc 180mg cũng đủ để an tâm làm việc suốt ngày dài.

Telfor (fexofenadin) là thuốc điều trị hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng ít gây buồn ngủ

Telfor (fexofenadin) là thuốc điều trị hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng ít gây buồn ngủ

Mặc dù đem lại hiệu quả tốt và khá an toàn cho người dùng nhưng khi sử dụng Telfor vẫn cần hết sức lưu ý để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Đặc biệt, khi sử dụng cho người bị bệnh thận, người cao tuổi cũng cần hiệu chỉnh liều. Lắng nghe tư vấn của các chuyên gia y tế, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, sớm điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà vẫn tỉnh táo, tập trung làm việc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN