Giận con không làm bài tập, mẹ tát khiến trẻ tử vong, đây là 5 vị trí dù nóng giận thế nào cũng đừng đánh trẻ

Sự kiện: Sống khỏe

Chỉ vì hành động bộc phát do tính nóng nảy của mình mà một bà mẹ đã vô tình cướp đi sinh mạng của con và làm tan nát hạnh phúc cả gia đình.

Gần đây trang Sohu đưa tin, một bé gái 8 tuổi được đưa đến Bệnh viện nhi Thâm Quyến (Trung Quốc) trong tình trạng hôn mê. Bố mẹ cô bé nói rằng, đứa trẻ đã ăn một túi chân gà ngâm, sau đó xuất hiện tình trạng chóng mặt, liên tục nôn ói, gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện.

Bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu được cô bé. Tuy nhiên, bác sĩ cấp cứu đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân cái chết của đứa trẻ là gì? Có thực sự là ngộ độc thực phẩm không? Nếu nói rằng trẻ bị ngộ độc vì ăn chân gà ngâm chua thì tại sao cha mẹ cũng ăn chân gà thì bình an vô sự? 

Để tìm ra nguyên nhân thực sự, gia đình đã yêu cầu khám nghiệm tử thi. Biên bản khám nghiệm cho thấy cháu bé tử vong không liên quan gì đến món chân gà ngâm chua mà là nội sọ bị tổn thương, nguyên nhân là do tác động của ngoại lực.

Kết quả này khiến cha mẹ cô bé không khỏi hoang mang. Bởi đứa trẻ chưa bao giờ gây gổ hay đánh nhau với ai, cũng không có tai nạn té ngã rõ ràng. Vậy loại lực bên ngoài nào có thể làm tổn thương đứa trẻ như vậy? Tổn thương nội sọ đến từ đâu?

Cha mẹ nóng nảy có thể gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất nặng nề cho con. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nóng nảy có thể gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất nặng nề cho con. (Ảnh minh họa)

Sau khi nói chuyện với người nhà cô bé, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân. Hóa ra, cách đây không lâu, người mẹ vì phát hiện bài tập về nhà mà đứa trẻ làm có vấn đề nên nổi cơn giận và đã tát rất mạnh vào sau đầu của con. Nào ngờ, chính cái tát ấy đã lấy đi cuộc sống của đứa trẻ và đập tan hạnh phúc của gia đình.

Người mẹ không biết rằng phía sau đầu của trẻ là vị trí không được đánh. Bởi phía sau của não là nơi đặt trung tâm hô hấp, cũng chính là diên tủy. Nếu bị đánh trúng, nó sẽ khiến trung tâm hô hấp bị chấn động, có thể gây ra một số biến chứng của suy hô hấp, nặng có thể gây tử vong.

Nếu cha mẹ có thể kiềm chế cảm xúc của mình, nếu cha mẹ có thể hiểu biết thêm về một số tài liệu y tế, thì đã có thể tránh được bi kịch như vậy. Tuy nhiên tất cả sự việc xảy ra đều không có chữ "nếu như". Sau thảm kịch này chỉ còn sự hối tiếc và bài học cảnh giác sâu sắc.

Cha mẹ giận đến mấy cũng không được đánh vào 5 bộ phận này của trẻ:

Vùng đầu

Trẻ nhỏ non nớt, cha mẹ dù giận dữ thế nào cũng tránh đánh con. (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ non nớt, cha mẹ dù giận dữ thế nào cũng tránh đánh con. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ tuyệt đối không được đánh vào đầu trẻ vì con có thể bị tổn tương nặng nề. Những cú va đập vào đầu trẻ có thể dẫn tới chấn động não, nứt sọ, dập não, chảy máu, tụ mão não... Trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn tới chấn thương sọ não và tử vong.

Khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, nôn ói, đau đầu, co giật, hôn mê, lỗ tai hoặc mũi cháy máu, tay chân yếu... người lớn cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức. Tránh nghĩ bé ăn vạ mà bỏ mặc.

Mông

Nhiều phụ huynh nghĩ "tét mông vài cái chẳng sao" là hoàn toàn sai lầm. (Ảnh minh họa)

Nhiều phụ huynh nghĩ "tét mông vài cái chẳng sao" là hoàn toàn sai lầm. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ có thể cho rằng đánh vào mông chỉ khiến con cảm thấy đau chứ không gây nguy hiểm gì cho bé. Tuy nhiên, đó là một sai lầm rất nghiêm trọng.

Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường để bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài. Việc nằm úp người chịu đòn có thể khiến các vật liệu cứng phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tình hoàn đối với các bé trai.

Bên cạnh đó, việc dùng thắt lưng, dây cứng đánh vào mông con có thể gây tụ máu ở khu vực này, làm cản trở lưu thông máu, thậm chí có thể dẫn tới hoại tử.

Ngực

Ngực là trung tâm của xương và hệ thống hô hấp. Khi đánh vào ngực, trẻ có thể bị suy hô hấp, gãy xương, nghiêm trọng nhất là dẫn tới tử vong.

Bụng

Đánh vào bụng trẻ có thể gây ra tổn thương các nội tạng như ruột, gan, lá lách. Nếu không đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời và để tình trạng xuất huyết nội tạng xảy ra nghiêm trọng sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tai

Những hành vi bạo lực của cha mẹ không có tác dụng dạy dỗ con trẻ. (Ảnh minh họa)

Những hành vi bạo lực của cha mẹ không có tác dụng dạy dỗ con trẻ. (Ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ có thói quen véo tai khi con hư hoặc làm sai. Tuy nhiên, việc xoắn, vặn tai trẻ khiến dây thần kinh ở tai bị hỏng hoặc có thể khiến trẻ ngất tại chỗ.

Sử dụng đòn roi không bao giờ là biện pháp giáo dục hiệu quả, giúp bé ngoan ngoãn như kỳ vọng của bố mẹ. Việc đánh trẻ có thể gây ảnh hưởng về tâm lý, thậm chí còn khiến trẻ lầm lì và ương bướng hơn. Một số trẻ sẽ hình thành tâm lý mất tự tin, sợ hãi và sống khép mình.

Hậu quả lâu dài của việc giáo dục bằng đòn roi là trẻ lớn lên cũng có xu hướng sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Do đó, thay vì sử dụng roi vọt, cha mẹ cần tìm nhưng phương pháp giáo dục hợp lý hơn để dạy trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bé gái 10 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư gan, mẹ hối hận thừa nhận thường xuyên chiều con ăn món khoái khẩu này

Đau đớn trước thực trạng bệnh của con mình, chị Lý khóc ân hận vì cách chiều con phản khoa học của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Vũ (Dịch từ Sohu) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN