Giảm sốc 30 kg trong 5 tháng, bác sĩ sốc khi thấy thứ này trong cơ thể người đàn ông
Không ngờ một dấu hiệu tưởng như bình thường lại chính là tín hiệu cho thấy có một khối u trong cơ thể.
Bác sĩ Tai - Mũi - Họng Ngô Triệu Khoan chia sẻ trong chương trình "Doctor Is Hot" rằng chức năng nuốt rất quan trọng khi ăn uống. Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu có rối loạn nuốt xảy ra, đó là dấu hiệu của bệnh đột quỵ, bệnh Parkinson và cả ung thư. Trên thực tế, một nghiên cứu ở Đài Loan đã phân tích cứ 10 người trên tuổi 65 thì có 1 người bị rối loạn chức năng nuốt.
Bác sĩ Ngô chia sẻ một trường hợp có vấn đề về nuốt có liên quan tới ung thư thực quản.
Bác sĩ Ngô cho biết, việc kiểm tra phản xạ nuốt có bình thường hay không rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ly nước, uống từ từ rồi nuốt trong 30 giây. Nếu nuốt 6 ngụm nước trong 30 giây thì chức năng nói chung không có vấn đề gì, nhưng nếu rơi vào khoảng 3 - 5 lần thì cần chú ý một chút, còn khi chỉ có 2 lần thì phải nghi ngờ các vấn đề về sức khỏe.
Khi nói thêm về triệu chứng này, bác sĩ Ngô đã chia sẻ một trường hợp mình từng tiếp nhận. Đó là một người đàn ông 65 tuổi, chỉ trong vòng nửa năm đã giảm từ 80kg xuống còn 50kg. Người nhà nghi ngờ ông có vấn đề về đường ruột nên đã hối thúc bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra.
Khi gặp bác sĩ, bệnh nhân sợ nội soi dạ dày nên đã được bác sĩ yêu cầu uống một ngụm nước nhỏ để kiểm tra chức năng nuốt. Thật bất ngờ, ông chỉ nuốt được 2 ngụm trong vòng 30 giây. Sau mỗi lần uống ông đều ho dữ dội, giọng nói khàn đi.
Khối u rất to trong thực quản bệnh nhân.
Sau một lúc thuyết phục, bệnh nhân đã chấp nhận nội soi, bác sĩ nhận thấy có một khối u khổng lồ trong vòm họng. Tiếp theo bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày và cả thực quản. Cuối cùng, bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư thực quản giai đoạn 3.
Khi nói về lý do sụt cân, bác sĩ Ngô giải thích rằng bệnh nhân không ăn uống được bình thường là do dây thần kinh thanh quản chịu trách nhiệm cho sự di chuyển các thanh âm bị chặn lại, gây tê liệt dây thanh âm, làm mất đi chức năng bảo vệ khí quản. May mắn thay, sau khi trải qua một đợt hóa trị và xạ trị, tình trạng của bệnh nhân tiến triển tốt và hồi phục nhanh.
Ung thư thực quản - vòm họng nguy hiểm như thế nào?
Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy tỷ lệ mắc ung thư thực quản - vòm họng đứng thứ 2 sau ung thư miệng, nhưng là loại ung thư có tiên lượng xấu lên tới 90%.
Trong cuộc phỏng vấn, bác sĩ Ngô giải thích rằng do vị trí khối u của ung thư thực quản - vòm họng sâu bên trong, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng và rất dễ bị bỏ qua. Sau đó, khối u sẽ di căn ra các bộ phận khác.
Trong trường hợp bị đau họng mãn tính, cảm giác cơ thể có vật lạ trong cổ họng hoặc có máu trong đờm, giọng khàn, khó nuốt, khó thở hoặc vón cục cổ, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.
Việc điều trị ung thư thực quản - vòm họng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị kết hợp với thuốc. Tỷ lệ sống trung bình 3 năm chiếm từ 30 - 60% và tỷ lệ sống trung bình 5 năm là khoảng 25-30%.
Bác sĩ Ngô nói rằng, chìa khóa để phát hiện sớm ung thư là người bệnh cần phải quan tâm tới bản thân và các thành viên trong gia đình hơn. Một khi tìm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở tai, mũi, họng hoặc cổ, người bệnh cần ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa để không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Mọi người đều biết rằng uống rượu có thể làm tổn thương gan, nhưng không biết rằng uống rượu cũng có thể gây ra...
Nguồn: [Link nguồn]