Giảm béo phì bằng thuế: nguyên nhân thực sự không được giải quyết

Sự kiện: Sống khỏe

Theo nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế, tình trạng béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó hai nhóm nguyên nhân chính là chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động. Hai nhóm nguyên nhân này liệu có được giải quyết với đề xuất áp thuế TTĐB lên nước ngọt gần đây của Bộ Tài chính?

Thủ phạm chính làm gia tăng béo phì và các bệnh không lây nhiễm

Một trong những lý do khiến việc áp các chính sách thuế mới không hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm các bệnh béo phì và tiểu đường là do có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh này. Theo báo cáo về các bệnh không lây nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hai trong số bốn nhóm nguy cơ chính gây ra các căn bệnh về tiểu đường, béo phì và ung thư là chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động. Theo Phó giáo sư Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng, việc ăn nhiều thịt ít rau xanh liên quan trực tiếp đến tình trạng béo phì, gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Người Việt ngày nay tiêu thụ rau xanh chỉ khoảng 200g một ngày, giảm so với vài chục năm trước và chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của WHO. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa chất béo hay hàm lượng muối cao cũng có thể gây ra các bệnh như thừa cân, béo phì hay tim mạch.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học tại các nước châu Âu và New Zealand thì việc sử dụng màn hình điện tử thường xuyên, ngủ không đủ thời gian tối thiểu hoặc  tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa chất béo hay hàm lượng muối cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh nói trên. Báo cáo của WHO cũng chỉ ra ô nhiễm không khí cũng được xem là một tác nhân gây ra sự gia tăng của các căn bệnh này.

Tại Việt Nam, báo cáo “Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ” của nhóm nghiên cứu từ Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân béo phì bao gồm chế độ ăn nhiều thức ăn động vật, ít hoạt động thể lực và một số yếu tố khác như sử dụng rượu, bia ở mức có hại, tuổi và giới tính, và yếu tố kinh tế xã hội.

Giảm béo phì bằng thuế: nguyên nhân thực sự không được giải quyết - 1

Ảnh minh họa

Đánh thuế có giải quyết được các “thủ phạm” này?

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia áp thuế đặc biệt đối với nước ngọt với mục tiêu giảm và ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thuế này chưa được chứng minh ở bất kỳ quốc gia nào.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người thừa cân, béo phì và tiểu đường ở các quốc gia áp dụng thuế TTĐB trên nước ngọt không những không giảm mà còn tăng đều qua các năm. Ví dụ, tại khu vực châu Á chỉ có 4 quốc gia áp thuế đối với nước ngọt là Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi từ 18 tuổi trở lên ở các nước này vẫn tăng liên tục trong 16 năm qua. Đặc biệt, Brunei và Thái Lan là hai quốc gia có tỷ lệ béo phì tăng nhanh và cao nhất trong khu vực. Cụ thể, Thái Lan tỉ lệ béo phì ở người từ độ tuổi 5 đến 19 tuổi tăng từ 3.1% (năm 2000) lên mức 11.3% (năm 2016). Còn tỷ lệ người béo phì ở Brunei trong độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi tăng từ 6.4% (năm 2000) lên mức 14.1% (năm 2016).

Ông Wayne Barford, Cố vấn Cao cấp của Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế đã chia sẻ không có thực tiễn hay thông lệ áp thuế quốc tế nào là mô hình kiểu mẫu tốt nhất để Việt Nam tham khảo mà cần phải cân bằng với tình hình thực tế về kinh tế xã hội ở Việt Nam, cụ thể là thực tiễn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt. Thuế làm giảm sức tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng các thủ tục quản lý, tiền đề tạo ra thất nghiệp trong rất nhiều trường hợp, giá thực phẩm tăng cao, và đặc biệt là không có bằng chứng nào trên thế giới thể hiện việc định hướng tiêu dùng với nước ngọt cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng là có hiệu quả.

Do việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống chưa hiệu quả trong bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, nên một số quốc gia như Đan Mạch hay Indonesia, đã bỏ chính sách thuế này sau một số năm thực hiện.

Một số biện pháp giải quyết tình trạng béo phì hiệu quả

Trong báo cáo của mình, WHO đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho các quốc gia nhằm giảm các bệnh không lây nhiễm. Đối với nhóm nguy cơ về thói quen ăn uống không lành mạnh, WHO khuyến cáo các quốc gia nên áp dụng các biện pháp để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân như.

Những quốc gia có tỷ lệ người béo phì và tiểu đường tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore hay Úc, đều không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường mà tập trung vào các chính sách và chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và tăng cường vận động.

Giảm béo phì bằng thuế: nguyên nhân thực sự không được giải quyết - 2

Tại Singapore, chính phủ đã áp dụng chương trình dán nhãn biểu tượng “Healthier choice - HCS” (tạm dịch là “Sự lựa chọn lành mạnh” đối với các sản phẩm thực phẩm đóng gói) để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu. Tại Nhật Bản, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp phát triển các sản phẩm FOSHU – là các loại thực phẩm chứa các thành phần hỗ trợ sức khỏe mang lại những tác động về sinh lý và sinh học lên cơ thể người. Chính sách này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống phát triển các sản phẩm lành mạnh hơn, đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm đối mới công nghệ và phát triển đa dạng các loại nguyên liệu lành mạnh hơn, bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường thấp. Và trên hết, tiêu chuẩn này giải quyết những lo ngại của chính phủ về chế độ ăn uống không lành mạnh và đảm bảo những tác động kinh tế tích cực mà không cần đánh thuế lên nước ngọt.

Báo động 12 loại ung thư nguy hiểm chỉ vì béo phì

Một nghiên cứu toàn cầu cảnh báo rằng tỉ lệ ung thư có thể tăng đến 58% vào năm 2035 chỉ vì con người ngày một béo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN