Giải pháp bảo vệ gan khi uống nhiều bia rượu

Uống bia mùa hè là thói quen của đa số nam giới. Tuy nhiên, nếu sử dụng bia rượu với tần suất dày đặc, thiếu kiểm soát sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe và có nguy cơ mắc các bệnh về gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan…

Uống bia có hại cho gan không?

Hiện nay, nhiều người có quan niệm uống bia không gây hại cho gan như rượu. Như trường hợp của anh Nguyễn Thành Long (35 tuổi), nhân viên văn phòng ở Nguyễn Trãi – Hà Nội: “Hè nắng nóng, mỗi chiều đi làm về tôi đều hẹn đồng nghiệp hoặc bạn bè uống vài cốc bia giải khát. Với cánh đàn ông chúng tôi, bia là thứ khoái khẩu, mùa hè không có bia thì chẳng có gì thú vị nữa”.

Theo các chuyên gia gan mật, uống bia không có hại nếu uống vừa phải và dừng lại đúng lúc. Tuy nhiên, nhiều nam giới thường thiếu kiểm soát khi uống gây ra những hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan để xử lý. Tại đây, cồn (ethanol) sẽ được tế bào gan chuyển hóa, khử độc và đào thải. Một lá gan khỏe mạnh chỉ có thể đào thải tối đa 2 đơn vị cồn (tương đương 2 lon bia) mỗi ngày. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều cồn sẽ khiến cho gan “quá tải”, cồn không được xử lý sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde gây tổn thương gan. Bên cạnh đó, khi uống bia mọi người thường dùng kèm với các món chiên rán, nội tạng động vật… cũng làm tăng áp lực cho gan.

Theo thời gian, chức năng gan suy giảm cộng với các thương tổn của gan do bia rượu gây ra sẽ hình thành các bệnh lý về gan như: tăng men gan, viêm gan do rượu, xơ gan…

Ngoài ra, uống nhiều bia còn cản trở quá trình chuyển hóa chất béo ở gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Theo thống kê tại Việt Nam, hơn 90% nam giới trưởng thành sử dụng rượu bia, trong đó 20 – 25% có tình trạng gan nhiễm mỡ với tỷ lệ 10 – 15% bị xơ gan, 5 – 7% có thể dẫn tới ung thư gan.

Giải pháp nào cho lá gan tổn thương?

Giải pháp bảo vệ gan khi uống nhiều bia rượu - 1

Hạn chế bia rượu để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan là câu chuyện không dễ dàng với nam giới. Nhất là vào mùa hè, nhu cầu sử dụng đồ uống giải khát tăng cao. Vì vậy, mỗi người nên chủ động bảo vệ gan, phòng ngừa bệnh gan bằng cách sử dụng các sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ bổ gan, giải độc gan và tăng cường chức năng gan.

Y học hiện đại đã nghiên cứu ra một số dược liệu có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan như: Khúng khéng, Kế sữa, Cà gai leo… Trong đó, Khúng khéng có tác dụng giảm nồng độ cồn trong máu sau 0,5 – 3 giờ, giảm hấp thụ rượu trong hệ thống tiêu hóa, đồng thời cải thiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu do rượu gây ra và giải độc gan. Vì vậy, Khúng khéng có mặt trong hầu hết các sản phẩm giải rượu, bảo vệ gan nổi tiếng Hàn Quốc. Kế sữa chứa hoạt chất Silymarin có khả năng làm giảm ALT, AST, hỗ trợ điều trị men gan cao. Đồng thời, Silymarin giúp chống oxy hóa, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hỗ trợ điều trị viêm gan virus và ức chế sự hình thành tổ chức xơ ở gan.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín đã cho ra đời TPBVSK Bổ gan Tâm Bình. Sản phẩm có các thành phần: chiết xuất Khúng khéng, Mật nhân, Kế sữa được sản xuất từ nguồn không biến đổi gen, chứa hàm lượng Silymarin lên tới 90% (cao hơn so với dạng chiết xuất thông thường), Novasol curcumin được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận an toàn GRAS cùng thảo dược Cà gai leo, Giảo cổ lam, Rau đắng đất, Diệp hạ châu, Bạch thược, Sài hồ, Actiso.

Giải pháp bảo vệ gan khi uống nhiều bia rượu - 2

Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thảo dược và tinh chất được chiết xuất theo phương pháp hiện đại đã chứng minh lâm sàng, Bổ gan Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ giảm tác hại của rượu bia, thuốc ảnh hưởng đến gan. Hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bảo vệ gan. Đồng thời, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém.

Để tìm hiểu về sản phẩm Bổ gan Tâm Bình hoặc giải đáp các thắc mắc về bệnh gan, vui lòng liên hệ 0343 44 66 99 để được tư vấn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN