Giải mã về ác mộng khi ngủ

"Cháu 21 tuổi, không có bệnh mạn tính nào nhưng cơ thể hơi gầy. Không hiểu sao gần đây cháu hay nằm mơ, xin bác sĩ giúp cháu thoát khỏi tình trạng này".

Chào cháu,
 
Trong một ngày đêm, trung bình con người cần ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi sau một thời gian lao động. Giấc ngủ trải qua hai trạng thái chính. Trạng thái đầu tiên là giấc ngủ thường, còn gọi là giấc ngủ không động mắt. Trạng thái thứ hai là giấc ngủ đảo ngược hay còn gọi là giấc ngủ nhanh, giấc ngủ có động mắt, chiếm 25% thời gian ngủ.

Đặc trưng của giấc ngủ đảo ngược này là các cử động nhanh và thành từng đợt của nhãn cầu. Ngoài ra trong trạng thái này còn có hiện tượng mất trương lực cơ, giật nhẹ ở ngón tay, nhịp thở và nhịp tim không đều. Những hiện tượng đó có liên quan đến giấc mơ xảy ra trong trạng thái ngủ này.

Giải mã về ác mộng khi ngủ - 1

Nằm mơ thấy ác mộng là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ đảo ngược.

Ở người trẻ tuổi, nằm mơ gặp ác mộng chủ yếu là do tâm lý. Thường là ban ngày bị ám ảnh, lo lắng quá mức về điều gì đó thì ban đêm hay gặp ác mộng. Mặt khác, nếu phòng ngủ quá ngột ngạt, thiếu không khí, khi ngủ nằm gối đầu quá cao, có thói quen đặt tay hoặc vật nặng lên cổ, ngực, đặc biệt là vùng trước tim sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và cung cấp máu cho não, dẫn đến ác mộng.

Để tránh gặp phải ác mộng, cháu nên thường xuyên tập thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh hơn, chú ý ngủ đủ 8 tiếng/ngày, phòng ngủ phải thoáng khí, không nên xem phim hay đọc những truyện rùng rợn, không đặt tay hay vật gì đó lên ngực khi ngủ, phải luôn giữ cho tâm hồn thoải mái. Chúc cháu sẽ có những giấc mơ đẹp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Nguyễn Hoàng Nam (Sức Khỏe & Đời Sống)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN