Giải mã bí ẩn về... mỡ bụng
Có mỡ bụng là điều mà không chị em nào muốn nhưng để hiểu đúng về mỡ bụng thì không phải ai cũng biết.
1. Người gầy vẫn bị thừa mỡ bụng
Dù bạn thường không để ý đến điều này nhưng trên thế giới vẫn có rất nhiều người tuy gầy nhưng vẫn bị thừa mỡ bụng. Có thể vùng tay, bắp chân, ngực và hông của họ ít mỡ nhưng khu vựng bụng lại tích khá nhiều mỡ thừa.
Dù béo hay gầy, việc thừa mỡ bụng cũng khiến bạn đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật
Điều này có thể do gen di truyền, chế độ ăn uống, lười vận động hoặc liên quan đến công việc hằng ngày của họ. Dù béo hay gầy, việc thừa mỡ bụng cũng khiến bạn đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật hơn những người khác.
2. Mỡ bụng bị xem là thừa khi vòng eo của chị em vượt quá 70cm
Cùng một lượng mỡ nhưng với những đối tượng khác nhau thì nó có thể là vừa đủ hoặc thừa. Điều này phụ thuộc vào chiều cao của bạn, theo các nhà khoa học, những phụ nữ có thân hình quả lê với phần eo nhỏ hơn nhiều so với mông và đùi thường sống lâu hơn do tỉ lệ mỡ bụng của họ thấp so với tình trạng toàn cơ thể.
Ngược lại, người có thân hình quả táo là đáng ngại nhất vì mỡ thừa thường tập trung tích trữ ở bụng. Cách đơn giản nhất là giữ vòng eo của bạn không vượt quá 70cm (nữ) và 80cm (nam).
Cùng một lượng mỡ nhưng với những đối tượng khác nhau thì nó có thể là vừa đủ hoặc bị xem là thừa.
3. Những thực phẩm gây tích mỡ bụng nhiều nhất
Lối sống hiện đại khiến những loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh xuất hiện ngày một phổ biến. Và một điều đáng lưu ý rằng, những loại thức ăn này chính là thủ phạm hàng đầu gây thừa mỡ bụng.
Chất béo bão hòa (trans fat) trong các thực phẩm kể trên làm tăng mỡ thừa, dễ gây xơ vữa động mạch và các bệnh lý khác. Các loại nước ngọt, bánh kẹo, khoai tây rán, snack cũng nằm trong danh sách thực phẩm nguy hiểm với vòng eo của chúng ta.
4. Béo bụng có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh
Dưới đây là những căn bệnh mà người có béo bụng có nguy cơ mắc phải cao hơn người khác nhiều lần, đáng lưu ý nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch:
- Bệnh tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp.
- Béo phì, khó khăn trong vận động.
- Bệnh tiểu đường.
- Các bệnh về cơ, xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp sớm, đau mỏi lưng.
- Các rối loạn hormone, da dẻ xấu, nhờn, dễ sinh mụn, rối loạn trong vấn đề tâm lý và sinh lý.