Gia tăng trẻ mắc cúm, bác sỹ yêu cầu cha mẹ cấm làm việc này vì sẽ hại con
Theo thông tin từ BV Nhi TW, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 100-120 bệnh nhi đến khám tại đây với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi… nghi ngờ mắc cúm.
Ảnh minh họa: Internet
TS, BS Ðỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em - BV Nhi TW cho biết, những ngày miền bắc có đợt lạnh tăng cường, bệnh nhi mắc cúm A vào viện nhiều, nhất là hai tuần trở lại đây. “Riêng trong tháng 11, có khoảng gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện. Trong hơn một tuần vừa qua, tối nào cũng có hơn 500 bệnh nhi đến khám chủ yếu vì cúm, gia tăng 10-20% số bệnh nhân so với trước”, BS Hải cho hay.
Tính trung bình mỗi ngày, Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em của BV Nhi TW tiếp nhận 15 - 20 ca mắc mới. Đó là những trường hợp trẻ nhỏ bị cúm nặng, có biến chứng hoặc trên nền bệnh mãn tính khác. Còn các trường hợp lớn hơn, xét nghiệm có mắc cúm A hầu hết đều được bác sĩ cho điều trị tại nhà.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, cách ly phòng lây nhiễm, sau vài ngày sẽ tự khỏi và không có biến chứng. Thông thường, bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Theo PGS. TS Trần Minh Điển, trong điều trị cúm, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75 mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với những trường hợp có các biến chứng như viêm phổi và khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng thuốc này, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân đã tự ý đi mua thuốc cúm về sử dụng, khiến cho giá của mặt hàng này lên cao. Tại nhiều nhà thuốc ở Hà Nội, đặc biệt là các nhà thuốc quanh BV Nhi TW cho hay giá một viên thuốc Tamiflu hiện là 150.000 đồng/viên.
Theo PGS. TS Trần Minh Điển, trong điều trị cúm, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75 mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với những trường hợp có các biến chứng như viêm phổi và khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng thuốc này, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm.
Các chuyên gia của BV Nhi TW khuyến cáo: Khi trẻ có những biểu hiện sau: Sốt cao liên tục ≥ 39ºC, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Co giật; Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh. Trẻ khó thở, thở nhanh, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
Cũng về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới cho rằng, thói quen dùng thuốc tràn lan, cứ khi có dịch cúm người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu là không cần thiết. 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị
PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc BV Nhi TW cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng vi rút cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc...
Trước cơn sốt săn lùng thuốc Tamiflu, Bộ Y tế và các chuyên gia đầu ngành đã đồng loạt cảnh báo người dân.
Nguồn: [Link nguồn]