Gia đình có 3 người liên tiếp bị ung thư dạ dày, không ngờ món ăn này chính là nguyên nhân
Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao thực chất là do chế độ ăn uống không điều độ.
Gia đình ông Tôn ở Trung Quốc dù ít khi đi ăn ngoài, ngày nào cũng nấu cơm nhưng hai vợ chồng lại thường xuyên đau bụng. Gần đây, cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc nên ông Tôn và vợ đã kể lại với 2 người con trai, không ngờ người con trai thứ 2 cũng có triệu chứng tương tự. Cả gia đình đã đến bệnh viện thăm khám mới tá hỏa phát hiện ra đều là ung thư dạ dày.
Qua tìm hiểu của bác sĩ, hóa ra trong bữa cơm gia đình ông Tôn ngày nào cũng có dưa muối chua. Chính loại đồ ăn tưởng chừng vô hại này lại gây ra các vấn đề về ung thư dạ dày.
Trong quá trình chế biến loại đồ muối chua này thường cho rất nhiều muối, hàm lượng nitrit trong thực phẩm này rất cao, là nguyên nhân chính gây ung thư, ăn hằng ngày sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe, khiến huyết áp tăng cao, đến một mức độ nhất định sẽ gây tổn thương lớn cho dạ dày.
Quá trình viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày nói chung cần trải qua 4 giai đoạn, đó là: viêm dạ dày bề mặt mãn tính, viêm teo dạ dày mãn tính, chuyển sản và loạn sản ruột và ung thư dạ dày, quá trình này có thể dài hoặc ngắn, có người vài tháng và một số người cần nhiều năm hoặc thậm chí 10 năm.
1) Viêm dạ dày bề mặt mãn tính: Viêm dạ dày bề mặt là tình trạng viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
2) Viêm teo dạ dày mãn tính: Viêm teo dạ dày thường được coi là một tổn thương tiền ung thư, niêm mạc dạ dày trở nên mỏng và teo đi.
3) Chuyển sản và loạn sản biểu mô ruột: các tuyến niêm mạc dạ dày co lại trong quá trình sửa chữa niêm mạc dạ dày sẽ dần dần được thay thế bằng các tế bào tuyến niêm mạc ruột, đây cũng là một tổn thương tiền ung thư.
4) Ung thư dạ dày: Bệnh nhân ung thư dạ dày thường có các triệu chứng như đi ngoài ra máu, phân đen, khó chịu ở bụng, mệt mỏi, sụt cân.
Bên cạnh việc chú ý đến những biểu hiện khác thường của cơ thể, thường xuyên ăn 2 món dưới đây sẽ rất tốt cho dạ dày:
Khoai mỡ: Nếu muốn dưỡng dạ dày, có thể thường xuyên ăn một ít khoai mỡ. Loại thực phẩm này giúp tu bổ niêm mạc dạ dày, bảo vệ sức khỏe đường ruột, có tác dụng nhất định trong việc giảm viêm và loét dạ dày, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
Bắp cải: Có tác dụng thúc đẩy thể dịch, giảm ho, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có thể thúc đẩy niêm mạc đường tiêu hóa tự sửa chữa và giải độc, giảm viêm dạ dày hiệu quả, giúp tình trạng sức khỏe của dạ dày dần được cải thiện.
Lưu ý về chế độ ăn uống là điều cần thiết để phòng tránh ung thư dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]