Gặp những bệnh này cần nói không với đông y

Theo các bác sĩ, thuốc đông y vốn rất tốt nhưng việc dùng bừa bãi cộng thêm với việc nhiều vị thuốc đông y được pha trộn thêm thuốc tân dược đang khiến thuốc bổ thành thuốc độc

Gặp những bệnh này cần nói không với đông y - 1

Hình ảnh chân bị loét vì đắp thuốc đông y.

Suy thận vì thuốc đông y

Bà Nguyễn Thị Hải, 57 tuổi, trú tại Tuyên Quang thấy chân có nhọt nhưng không khỏi, ngày càng to ra. 

Khi vào viện khám, bác Hải được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2, có biến chứng thần kinh ngoại vi và viêm mô tế bào ngón chân (chưa có loét).

Bà nghe người quen nói đi mua thuốc lá về để đắp. Kết quả, sau 3 – 4 ngày, chân sưng dần lên, chảy dịch.

Đến bệnh viện khám lại các bác sỹ cho biết ngón chân của bà bị loét do biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường và có nguy cơ khó bảo tồn, có thể phải tháo bỏ ngón chân hoại tử.
 

Hay như trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành trú tại Ninh Bình. Anh Thành bị bệnh vẩy nến. Chữa tây y vài năm không khỏi nên anh Thành được người quen giới thiệu đi uống thuốc nam. Anh mua thuốc nam đã được sắc sẵn dạng bịch mang về tự uống.

Sau hai tháng uống thuốc, anh thấy người mệt, phù và không đi tiểu được. 1 tuần liền không đi tiểu anh mới đến bệnh viện khám. Kết quả bác sĩ chẩn đoán anh bị suy thận độ 3 và phải chạy thận lọc máu. Sau 1 tháng điều trị suy thận cấp, đến nay mỗi tuần anh Thành phải vào viện lọc máu hai lần. Anh Thành rất ân hận vì đã uống thuốc nam. 

Có lẽ do tâm lý bị bệnh chữa tốn tiền không khỏi nên anh đã tìm đến thuốc đông y, nào ngờ lại gặp biến chứng. Nhìn đôi tay gày xạm đen và ánh mắt đầy lo lắng, anh Thành không biết tương lai của mình sẽ như thế nào. Bản thân anh, từ mấy năm nay cũng không thể đi làm để lo kinh tế cho gia đình, giờ thành gánh nặng cho vợ con anh càng trở nên cáu gắt và bệnh vảy nến càng tái phát hơn.

Tại khoa thận nhân tạo,Bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều bệnh nhân là nạn nhân của thuốc đông y. Trường hợp của bệnh nhân Trần Văn Thắng trú tại Hưng Yên, Hà Nội là điển hình. Anh Thằng đi khám bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu suy thận. Anh Thắng không điều trị theo bác sĩ mà về nhà đi tìm thầy lang.

Thầy lang phán “suy thận đơn giản, ung thư còn khỏi” nên anh Thắng yên tâm mua thuốc về uống. Chưa đầy 1 tháng từ suy thận độ 1 anh Thắng chuyển sang suy thận đô 4.

Nguy hiểm đông y trộn tân dược

Các tác dụng có hại của tân dược như: loét dạ dày, gây xốp xương, phù, tăng huyết áp, rậm lông buồn ngủ, khô miệng, suy gan.

Ông Phạm Việt Hoàng – Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, bình thường thuốc đông y rất tốt. Nó giúp cải thiện sức khoẻ, nâng cao thể trạng. Ngày trước, thuốc đông y Việt Nam không bao giờ có chuyện chứa chất bảo quản, trộn tân dược nhưng hiện nay thuốc Trung Quốc nhập vào rất nhiều và thuốc này phải cảnh giác vì rất dễ gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm. 

Ngoài ra, thuốc đông y của Trung Quốc thường có tồn dư chất bảo vệ thực vật cao và chứa hàm lượng kim loại nặng rất lớn, dễ dàng gây ra các loại bệnh mãn tính nguy hiểm cho người dùng như suy gan, suy thận, và các biến chứng bệnh tim mạch.

Bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Phòng khám nội tiết Thái Hà cũng cho biết hàng ngày ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá do tác dụng phụ của thuốc đông y. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường tin rằng có bài thuốc của ông lang, bà mế nào đó có thể chữa khỏi bệnh tuy nhiên chỉ có bệnh nặng thêm.

Việc thuốc đông y bị trộn với tân dược diễn ra khá phổ biến, Bác sĩ Cường khuyến cáo hậu quả của việc dùng thuốc Đông y trộn tân dược sẽ rất trầm trọng và khó lường trước được những mối nguy hiểm, vì người bệnh cứ tin chắc rằng đang uống thuốc có nguồn gốc dược liệu nên an toàn và uống kéo dài. Chỉ đến khi bị những tác hại rất trầm trọng mới đến bệnh viện thì nhiều khi đã muộn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN