Gan sợ sầu riêng, dạ dày sợ hồng, ăn trái cây như thế nào để bổ ngũ tạng?
Ăn trái cây nếu không đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe, mỗi một cơ quan trong cơ thể sẽ thích và ghét một số quả nhất định.
1. Trái tim: Thích táo, sợ vải
Táo: Trong táo chứa nhiều polyphenol và flavonoid, có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm lipid và cholesterol trong máu, rất có lợi cho tim.
Vải: Người mắc bệnh tim không nên ăn nhiều vải thiều, vì đây là loại quả có tính nóng, có thể làm trầm trọng bệnh thêm.
2. Gan: Thích quả sơn trà, sợ sầu riêng
Quả sơn trà: Trong Trung y cho rằng, loại quả này có vị chua ngọt, tính ấm, bồi bổ kinh tỳ, dạ dày và gan. Tính axit của quả sơn trà ngăn gan bốc hỏa. Hơn nữa, sau khi đi vào dạ dày, quả sơn trà giúp tăng cường chức năng enzyme, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và có lợi cho việc chuyển hóa cholesterol.
Đối với người bị gan nhiễm mỡ, quả sơn trà đóng vai trò nhất định trong việc hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ chất béo, là một thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.
Sầu riêng: Sầu riêng có hàm lượng đường rất cao, sau khi ăn, đường bị chuyển hóa ở gan, rồi chuyển thành chất béo, gây kháng insulin, có thể gây hại cho gan.
3. Tỳ vị: Thích bưởi, sợ lê
Bưởi: Đông y cho rằng, bưởi có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng điều khí, giảm đờm, bổ tỳ.
Lê: Lê có tính lạnh, mát, ăn quá nhiều dễ gây tổn thương cho lá lách và dạ dày, đặc biệt với người già, trẻ em và những người lá lách, dạ dày yếu thì nên ăn ít.
4. Dạ dày: Thích đu đủ, sợ hồng
Đu đủ: Đu đủ chứa một chất gọi là papain, một loại protease có tác dụng phân hủy thịt và protein, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vì vậy những người có hệ tiêu hóa kém có thể ăn một ít đu đủ.
Quả hồng: Hồng chứa nhiều axit tannic, nếu ăn nhiều khi bụng đói, axit trong dạ dày sẽ dễ dàng liên kết với axit tannic, pectin, cellulose,… dễ hình thành sỏi dạ dày, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
5. Thận: Thích nho, sợ khế
Nho: Nho có vị chua ngọt, bổ tỳ vị, phổi, thận.
Khế: Oxalat là một chất gây hại cho thận, người bình thường có thể đào thải oxalat ra ngoài sau khi ăn khế. Tuy nhiên, với người tiểu đường hoặc thận hư nhược sẽ khó đào thải độc tố, ăn khế sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh ăn nhiều khế có thể gây tiêu máu và một loạt các phản ứng dị ứng dẫn tới nhiễm độc thần kinh, rối loạn ý thức và thậm chí tử vong.
Dưới đây là danh sách một số loại trái cây phù hợp với từng loại bệnh:
- Thiếu máu: Nho, cam, cà chua , táo, dâu tây, anh đào.
- Cholesterol cao: Măng cụt, quả óc chó.
- Cao huyết áp: Chuối, dưa hấu , nho, cà chua, quả óc chó, quả hồng, đào.
- Xơ cứng động mạch: Táo, bơ, quả óc chó, cà chua, chuối.
- Bệnh tim: Táo, kiwi , lê, dưa hấu, dứa, quả óc chó, chuối.
- Bệnh về đường hô hấp, khí quản, bệnh phổi, viêm phế quản: Nho, táo, anh đào, lê, hồng.
- Hen suyễn: Nho, đào.
- Bệnh lao: Lê, đào, sơn trà, đu đủ.
- Bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gan, viêm dạ dày: Táo, nho.
- Viêm ruột: Dứa, chuối, táo, nho, cà chua, lựu.
- Tiêu chảy: Táo, dâu tây
- Đau dạ dày: Đu đủ
- Khó tiêu: Lê, dâu tây
- Bệnh trĩ: Táo, hồng, đào, chuối, sung.
- Bệnh gan: Dâu tây, mận, táo, nho, chuối
- Viêm bàng quang: Dưa hấu, đào
- Sỏi niệu đạo: Dưa hấu, quả kiwi
- Tiểu không tự chủ: Đào, mận
- Viêm niệu đạo: Đào, nho
- Rối loạn nội tiết: Bơ, táo, kiwi, nho, đào, dưa đỏ, đu đủ
- Khàn tiếng: Nho, sơn trà
- Bệnh quáng gà: Đu đủ
- Xương, khớp, bệnh ngoài da: Nho, sơn trà
- Phục hồi nhanh sau phẫu thuật: Dâu tây
- Đau lưng: Kiwi, dưa hấu, lê, cam quýt
- Đau thắt lưng: Đào
- Bệnh gút: Kiwi, dứa
- Viêm khớp: Nho, sơn trà
- Chấn thương: Đu đủ
- Bệnh ngoài da: Đu đủ, dâu tây, táo, óc chó
- Nhiệt miệng: lê, cam, mận
- Bệnh răng miệng: Dâu, cam, mận
- Chống nôn cho bà bầu: Lê, táo, hồng
- Phục hồi sức khỏe sau sinh cho bà bầu: Táo, quả óc chó
- Tăng cường thể chất và chống lão hóa: Táo, chuối, óc chó
- Kén ăn: Nho
Nguồn: [Link nguồn]
Khế là một món ăn nhẹ tuyệt vời, ít calo, cung cấp vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp kiểm soát huyết áp cao và thúc đẩy giảm cân.