F0 bị ho, nếu thấy có dấu hiệu này cần gọi bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế ngay
Các chuyên gia khuyến cáo, với những F0 đang điều trị tại nhà, nếu thấy ho ra máu, người bệnh nên gọi điện cho bác sĩ điều trị của mình hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để có chẩn đoán lâm sàng chính xác.
Theo các bác sĩ, có khoảng 50 - 70% những người mắc COVID-19 có triệu chứng là ho. Cụ thể, khi mắc bệnh, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác, như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó, gây nên những cơn ho.
Ho khan, ho có đờm là cách cơ thể cố gắng loại bỏ chất nhầy thừa này ra khỏi đường thở. Ho đờm ít gặp hơn nhưng có thể chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 số bệnh nhân COVID-19. Ho khan có thể trở thành ho đờm theo thời gian. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 kéo dài, ho có thể xuất hiện vài tháng sau khi nhiễm bệnh.
Ảnh minh hoạ
Khi bị ho, F0 có thể dùng mật ong, bạc hà và các loại thảo dược để làm giảm triệu chứng hoặc có thể uống các loại thuốc bổ phế có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, lành tính. Trường hợp ho nặng kéo dài, người bệnh dùng thuốc ho theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các chuyên gia nhận định, F0 bị ho thường không nguy hiểm, có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên, trong trường hợp F0 bị ho ra máu thì không được chủ quan. Theo đó, ở bệnh nhân nhiễm COVID-19, ho ra máu rất ít gặp, ước tính chỉ khoảng 3%.
Tình trạng ho ra máu, biến chứng và tử vong ở những bệnh nhân này cũng chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông kéo dài.
Theo BS CKII Phạm Hồng Ánh, Bệnh viện Quân y 354, ho ra máu là một triệu chứng không được bỏ qua, bất kể lượng máu ho ra là nhiều hay ít, có triệu chứng đi kèm hay không. Nếu là F0 đang được điều trị tại nhà, người bệnh nên gọi điện cho bác sĩ điều trị của mình hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để có chẩn đoán lâm sàng chính xác.
Cũng theo BS Ánh, thông thường COVID-19 gây ho, tạo đờm và khó thở, ít xuất hiện ho ra máu. Ho ra máu có thể là triệu chứng phụ, một biến chứng do tổn thương phổi nghiêm trọng gây ra.
Tình huống này có nghĩa là bệnh nhân mắc COVID-19 đã trở nặng hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn. Bất kỳ loại viêm phổi nào do virus hoặc vi khuẩn đều có thể gây ho ra máu, không chỉ viêm phổi do COVID-19.
Nếu ho ra máu ít, người sẽ được nhân viên y tế chỉ định dùng thuốc giảm ho và tiếp tục theo dõi thời gian ho, lượng máu có lẫn chất nhầy hay không.
Trong trường hợp ho ra nhiều hơn vài thìa cà phê máu hoặc có kèm theo các triệu chứng như đau ngực, chóng mặt, sốt, choáng váng, khó thở dữ dội, có máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn, thì đây là trường hợp khẩn cấp.
Ngay lập tức người bệnh phải đến bệnh viện để được điều trị ổn định (thường là điều trị trong khu chăm sóc tích cực, trước khi tiến hành các thăm dò khác).
Một số biện pháp giúp F0 giảm ho tại nhà
Uống nhiều nước
Uống nước ấm có thể giúp giảm khô cổ họng, một nguyên nhân phổ biến gây ho. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy, có thể làm dịu cơn ho và tắc nghẽn.
Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp làm dịu cổ họng ngứa ngáy khiến bạn bị ho. Bạn có thể pha 1/4 hoặc 1/2 thìa cà phê muối với khoảng 237 ml nước ấm. Lưu ý, trẻ em dưới 6 tuổi không biết súc miệng như người lớn, nên tốt nhất bạn nên thử các biện pháp khắc phục khác cho lứa tuổi này.
Uống trà với mật ong
Uống trà gừng ấm với mật ong có thể giúp giảm cơn ho do đau họng. Theo nghiên cứu, mật ong có thể làm dịu cơn ho hiệu quả hơn các loại thuốc không kê đơn có chứa dextromethorphan (DM) - một chất giảm ho. Trong khi đó, gừng có các hợp chất chống viêm có thể làm giảm viêm và sưng tấy ở cổ họng, dịu cơn ho. Vì vậy, trà gừng ấm thêm chút mật ong là một phương pháp trị ho hữu ích cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước chanh có thêm mật ong. Nước cốt chanh được biết là có thể giúp giảm tắc nghẽn. Lưu ý, không bao giờ nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong.
Bạc hà
Lá bạc hà được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh. Menthol trong bạc hà có thể giúp làm dịu cổ họng và giúp thở dễ dàng hơn. Bạn có thể hưởng lợi bằng cách uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà từ liệu pháp xông hơi.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo chuyên gia, tình trạng khó thở dai dẳng ở bệnh nhân COVID-19 có thể là phản ứng miễn dịch sau thời gian dài bị nhiễm virus, dẫn đến viêm và tổn thương đường thở. Tình...