F0 bị ho khan, dùng thuốc gì?
Ho khan là tình trạng ho không tạo ra chất nhầy hoặc đờm từ đường thở và là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân COVID-19. Đây cũng là một triệu chứng của hậu COVID-19.
1. Nguyên nhân gây ho khan
Ho khan là tình trạng ho không ra đờm, xảy ra do đường hô hấp bị viêm hoặc kích ứng nhưng không có chất nhầy dư thừa để ho ra. Người bệnh có thể cảm thấy nhột ở phía sau cổ họng, kích hoạt phản xạ ho, gây ra những cơn ho kéo dài.
Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, ho khan thường kéo dài trong vài tuần sau khi cảm lạnh hoặc cúm qua đi.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra ho khan bao gồm:
- Viêm thanh quản
- Viêm họng
- Viêm amiđan
- Viêm xoang
- Hen suyễn
- Dị ứng
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Dùng thuốc (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển trị tăng huyết áp)
- Tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói…
2. Ho khan - Triệu chứng phổ biến của COVID-19
Ho khan là một triệu chứng ban đầu thường gặp của COVID-19. Theo một số ước tính, có đến 60-70% người phát triển các triệu chứng COVID-19 bị ho khan. Các dấu hiệu nhận biết khác của COVID-19 bao gồm sốt và khó thở.
Ho khan là triệu chứng ở người mắc COVID-19.
Ho khan có thể kèm theo các triệu chứng khác ở người bệnh COVID-19, bao gồm:
- Đau đầu
- Đau cơ hoặc khớp
- Đau họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn mửaKhó thởMất vị giác và khứu giác
- Chán ăn
- Kiệt sức không giải thích được hoặc bất thườngSốt
- Ho khan cũng là một triệu chứng có thể tiếp tục phát triển sau khi hồi phục COVID-19 (hậu COVID-19).
Nếu ho khan kèm theo: Khó thở, nặng hoặc tức ngực, môi hơi xanh, hoang mang… cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
3. Các biện pháp chữa ho khan
Các biện pháp điều trị ho khan tùy thuộc vào tuổi và nguyên nhân gây ho khan:
- Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, ho khan thường không cần điều trị. Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp trẻ thoải mái hơn.
- Trẻ lớn: Máy tạo độ ẩm sẽ giúp hệ hô hấp của chúng không bị khô. Trẻ lớn hơn cũng có thể dùng thuốc trị ho để làm dịu cơn đau họng. Nếu tình trạng ho tiếp tục kéo dài hơn 3 tuần, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm các nguyên nhân khác, có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine hoặc thuốc điều trị bệnh hen suyễn…
- Người lớn: Ho khan kéo dài mãn tính ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh có triệu chứng như đau và ợ chua. Người bệnh có thể sẽ cần đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc hen suyễn hoặc xét nghiệm thêm...
Lưu ý, trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang sử dụng trước khi dùng thuốc điều trị ho.
4. Thuốc trị ho không kê đơn (OTC)
Ho là phản xạ có lợi để tống dị vật ra khỏi đường thở. Nếu ho gây khó chịu, làm người bệnh mệt, có nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có sẵn tại hiệu thuốc có thể giúp làm dịu cơn ho.
4.1 Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi là thuốc không kê đơn để điều trị nghẹt mũi và xoang. Khi bị nhiễm virus, niêm mạc mũi sẽ sưng lên và ngăn không khí đi qua gây ngạt mũi. Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách làm co thắt các mạch máu trong mũi, làm giảm lưu lượng máu đến mô bị sưng. Khi sưng giảm bớt, người bệnh sẽ dễ thở hơn. Thuốc thông mũi cũng có thể giúp giảm chảy nước mũi sau.
Một số loại thuốc thông mũi như: Pseudoephedrine, oxymetazoline, phenylephrine.
Lưu ý:
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc thông mũi vì tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc.
Không dùng thuốc thông mũi cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như co giật và nhịp tim nhanh.
Không dùng thuốc trị cảm lạnh của người lớn cho trẻ. Thay vào đó, hãy chọn thuốc không kê đơn được bào chế đặc biệt cho trẻ em và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trao đổi với bác sĩ.
4.2 Thuốc ức chế ho (giảm ho)
Thuốc ức chế ho (thuốc chống ho) làm dịu cơn ho bằng cách ngăn chặn phản xạ ho. Điều này rất hữu ích đối với những cơn ho khan gây khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày.
Thuốc giảm ho không kê đơn được lựa chọn như dextromethorphan. Hoạt chất này có nhiều trong các sản phẩm với tên gọi khác nhau, nên người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc.
5. Thuốc kê đơn
Nếu các phương pháp điều trị OTC không giúp giảm ho, hãy liên hệ với bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng cơ bản gây ra ho, bác sĩ có thể kê đơn:
Thuốc kháng histamine uống, cho nguyên nhân ho khan do dị ứng.Corticosteroid dạng hít, cho người bệnh hen suyễnThuốc kháng sinh, cho nguên nhân gây ho do các bệnh nhiễm trùngThuốc chẹn axit cho trường hợp ho khan do trào ngược axit dạ dày.
Khi nguyên nhân gây ho được giải quyết thì tình trạng ho khan cũng sẽ hết.
Chỉ trong vòng 1 tháng, rất nhiều trường hợp mắc Covid-19 đã điều trị khỏi lại quay về là F0 khi tái nhiễm bệnh 2-3 lần. Vậy để tránh tình trạng “F0 lại hoàn F0” này, bạn...
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/f0-bi-ho-khan-dung-thuoc-gi-1692203191843584.htm