Đừng vội vứt bì lợn đi, đây là những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp

Sự kiện: Sống khỏe

Trước đây, bì lợn được nhiều người cao tuổi chọn mua và sử dụng thường xuyên nhưng ngày nay món này bị nhiều bà nội trợ vứt bỏ.

Nói về giá trị dinh dưỡng thì bì lợn cũng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi chọn thịt lợn, nhiều bà nội trợ thẳng tay lược bỏ bì ngay từ khâu chế biến vì suy nghĩ bì lợn sẽ không tốt cho sức khỏe.

Chỉ ăn bì lợn khi đảm bảo đã được nhổ sạch lông. Ảnh minh họa

Chỉ ăn bì lợn khi đảm bảo đã được nhổ sạch lông. Ảnh minh họa

Thực tế, trước đây những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông, nhưng hiện nay họ thường cạo lông sống. Chân ông vẫn còn ở lại bì, lông này rất cứng, khi ăn vào có thể gây tổn thương màng ruột, dạ dày. Do vậy nhiều bà nội trợ thường bỏ bì đi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu so sánh hàm lượng thịt lợn và bì lợn thì bì lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, trong khi hàm lượng chất béo chỉ chứa một nửa.

Hàm lượng protein có trong bì lợn chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) rất cần cho cấu tạo cơ thể - nó như chất xi măng để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tất cả các mô, từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại.

Không chỉ vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng bì lợn như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ nên ăn thường xuyên món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da…

Bì lợn tuyệt đối không ăn tái đề phòng nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa

Bì lợn tuyệt đối không ăn tái đề phòng nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần đề phòng những tác dụng phụ từ món ăn này:

Gây béo phì

Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ trở thành thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy, với người dễ béo, trẻ em, phụ nữ mang thai… tốt nhất không nên ăn nhiều bộ phận này.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia, chất protein có trong da động vật rất khó tiêu, mặc dù chúng không gây độc hại nhưng nếu ăn nhiều, cơ thể chúng ta có thể mắc bệnh tim mạch.

Gây tổn thương dạ dày

Bì lợn nếu như được làm lông sống thì vẫn còn bám lại chân lông, các chân lông chỉ dài khoảng 2mm nhưng rất cứng, khi ăn vào chúng có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.

Đề phòng bị nhiễm ký sinh trùng

Ngoài ra, nhiều người thường ăn da lợn dưới dạng tái, nộm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do ở da lợn có thể còn chứa mồ hôi, nước tiểu và bị giết mổ trước khi các chất này kịp thoát ra ngoài khiến da có thể chứa độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Phần thịt này của lợn nhiều người vứt đi nhưng không biết rằng nó có quá nhiều công dụng chữa bệnh và dinh dưỡng

Đó là phần đuôi lợn, do vừa nhỏ, chế biến không cẩn thận có thể bị hôi nên nhiều người không hứng thú với món...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN