Dừng ngay 7 hành vi này nếu không muốn gan bị tổn thương trầm trọng
Gan có nhiệm vụ đào thải chất có hại ra khỏi cơ thể chúng ta. Một khi cơ quan này bị tổn thương, cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gan được ví như một "nhà máy hóa chất” khổng lồ, là cơ quan chính tiết ra nhiều chất chuyển hóa trong cơ thể con người. Quá trình chuyển hóa chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác được cơ thể con người hấp thụ không thể không có sự góp mặt của gan. Do đó, một khi gan gặp vấn đề thì các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá được coi là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ung thư phổi. Tuy nhiên, hút thuốc lá không chỉ tổn hại đến phổi mà cũng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, đặc biệt là gan. Khói thuốc có chứa hàng ngàn chất độc hại, là một trong những nguyên nhân chính đe dọa đến sức khỏe và gây ra bệnh ung thư, khiến gan phải làm việc vô cùng cực nhọc để đào thải và chuyển hóa.
Ăn thức ăn giàu chất béo
Chất béo là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lượng ăn cho phù hợp. Nạp quá nhiều chất béo có thể gây béo phì, gan nhiễm mỡ ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn của mình. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo xấu.
Thường xuyên thức khuya
Gan không chỉ là cơ quan chuyển hóa chính của cơ thể mà còn có chức năng giải độc vô cùng quan trọng. Gan phải hoạt động quá nhiều do thức khuya cũng dần dần bị suy kiệt và tổn thương nặng nề.
Hay cáu gắt, nổi nóng
Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng, tức giận là một triệu chứng của gan hoạt động quá mức và cũng tác động ngược lại lên gan. Vui, buồn, hờn, giận là cảm xúc của con người, tuy nhiên những cảm xúc này cũng cần được giãi bày một cách hợp lý. Nếu thường xuyên tức giận, ăn không ngon thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Uống quá nhiều thuốc
Bất kể loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể. Uống thuốc quá nhiều hoặc tùy tiện sẽ gây tích tụ nhiều chất độc hại trong máu, máu lại đào thải các chất này đến gan. Điều này không chỉ tạo gánh nặng cho gan mà còn vô tình làm tổn thương gan trầm trọng.
Uống rượu
90% lượng rượu nạp vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và chỉ có 10% được chuyển hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, khả năng xử lý rượu của gan rất hạn chế, nghiện rượu lâu dài có thể làm tăng khả năng mắc gan nhiễm mỡ và xơ gan. Trong trường hợp nặng còn gây ung thư gan trầm trọng.
Ăn đồ ăn ẩm mốc
Aflatoxin là một loại nấm mốc gây ung thư, xuất hiện ở các thực phẩm để lâu ngày, không được bảo quản kĩ lưỡng. Việc hấp thụ phải aflatoxin gây gánh nặng cho gan, khiến cơ quan này phải hoạt động hết công suất mới có thể giải phóng chất độc hại này.
Nguồn: [Link nguồn]
Thông thường, một giấc ngủ của người trưởng thành được xem là chất lượng khi kéo dài từ 7–9 giờ và không tỉnh...