Đừng để sốt xuất huyết biến chứng

Hiện bệnh SXH có 4 týp và chưa ghi nhận biến chủng mới nguy hiểm. Tuy nhiên, ngành y tế luôn xác định SXH là bệnh nguy hiểm vì hiện chưa có vaccin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc biệt.

Tôi năm nay 53 tuổi, đã từng bị sốt xuất huyết (SXH). Khi mắc bệnh, cơ thể tôi phát ban đỏ đầy người nhưng chỉ 3 ngày là khỏi. Kể cả con gái và con dâu tôi cũng vậy. Nhưng gần đây, khu vực tôi ở tiếp tục mắc SXH, tôi nghe nói SXH gây tử vong cho không ít người. Tôi lo ngại các cháu tôi có thể mắc bệnh, có biến chứng nặng. Liệu có phải bây giờ có biến chủng mới nguy hiểm hơn không?

Trần Văn Lý (Đăk Lăk)

Hiện bệnh SXH có 4 týp và chưa ghi nhận biến chủng mới nguy hiểm. Tuy nhiên, ngành y tế luôn xác định SXH là bệnh nguy hiểm vì hiện chưa có vaccin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc biệt. Ngoài ra, bệnh truyền qua đường muỗi đốt, có khả năng gây ra dịch lớn, nhiều người cùng mắc. Chi phí trung bình cho một ca SXH cũng tới hơn 1 triệu đồng. Do đó, nếu một nhà có 4-5 người cùng mắc bệnh thì chi phí cũng rất lớn. Nếu bùng phát ở diện rộng, gây trở ngại cho việc chăm sóc, điều trị, người bệnh không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong sẽ cao.

Trẻ em là các đối tượng dễ bị mắc bệnh SXH. Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh, điều trị kịp thời thì bệnh nhân SXH có thể biến chứng nặng như xuất huyết ồ ạt cả bề mặt da lẫn lục phủ ngũ tạng bên trong cơ thể, gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu (phân đen), chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng. Do bị xuất huyết nặng nên người bệnh có thể bị sốc gây suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Bác, con gái, con dâu bác đều đã bị SXH nhưng do cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, được điều trị đúng bệnh nên bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, với các cháu nhỏ thì không nên chủ quan, bởi các cháu sức đề kháng kém, dễ bị bệnh nặng hơn.

Do đó, nếu trong vùng có người bị SXH thì cần đề cao cảnh giác, diệt môi trường khiến bọ gậy phát triển, đi ngủ cần mắc màn, mặc quần áo dài tay cho trẻ, đề xuất với cán bộ y tế địa phương để được phun thuốc trừ muỗi. Người lớn khi đi làm ở các vùng có nhiều bụi rậm, thì nên mặc quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.

 

 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Theo BS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN