Đừng để mất Tết vì ngộ độc rượu, bia

Những ngày giáp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ rượu, bia, thực phẩm của người dân cũng gia tăng. Nếu uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng các sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.

BS chuyên khoa 1 Nguyễn Hoàng Khương, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) cho biết ngộ độc rượu xảy ra khi một người uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc uống rượu kém chất lượng có chứa độc chất methanol (cồn công nghiệp). Ngộ độc rượu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tâm thần, tai nạn giao thông, tử vong,…

Nhu cầu tiêu thụ rượu, bia gia tăng dịp Tết

Nhu cầu tiêu thụ rượu, bia gia tăng dịp Tết

Theo bác sĩ Khương, rượu methanol dễ gây ngộ độc hơn vì sản phẩm chuyển hóa của methanol là acid formic rất độc, đây cũng là tác nhân lớn làm ngộ độc rượu gây tổn thương đến các tế bào ở mắt và não. Còn rượu ethanol dù không chứa độc tính như methanol nhưng cũng gây ngộ độc khi uống quá nhiều trong thời gian ngắn, hay lạm dụng rượu trong thời gian dài.

Người bị ngộ độc rượu sẽ có các triệu chứng như: da xanh, tím; lú lẫn, phản ứng chậm, không thể đi lại; hạ thân nhiệt; nói không rõ, nói ngọng; nôn mửa... Nghiêm trọng hơn có thể co giật, hôn mê, nghẹt thở, tổn thương não và tử vong; đi tiểu tiện không kiểm soát; đau bụng, chướng bụng; tê yếu một bên tay, chân hoặc mặt...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Ngọc Kim Thanh, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), cho biết ngộ độc rượu methanol gây tổn thương não, suy thận cấp, suy đa cơ quan. Triệu chứng ngộ độc methanol dễ bị lầm tưởng với ngộ độc rượu ethanol thông thường. Do đó, người dân không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, cẩn trọng khi bảo quản, sử dụng các loại hóa chất, dung dịch có thành phần methanol. Khi có những dấu hiệu bất thường sau khi uống loại rượu này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí.

Để phòng ngừa ngộ độc rươụ, bác sĩ Khương khuyến cáo cách tốt nhất là không uống rượu hoặc hạn chế uống rượu. Kiểm soát bản thân và người uống cùng, nên từ chối dứt khoát khi bị ép uống rượu. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng các cách sau: Tránh chơi trò thách đố uống rượu gây áp lực cho người tham gia và phải uống quá chén; uống nước sau mỗi lần uống rượu; không được uống rượu khi đang điều trị thuốc kê toa; nên ăn trước khi uống rượu. Đặc biệt, cảnh giác tránh uống rượu khi chưa biết nguồn gốc xuất xứ và thành phần và không pha rượu với nước ngọt, hay bất cứ thứ gì.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm, lễ, Tết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định...

Bộ Y tế khuyến cáo không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong; không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị...

Biểu hiện của ngộ độc rượu có pha cồn methanol giống hệt biểu hiện của say rượu như loạng choạng, hoa mắt... nên rất khó phân biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tin, ảnh: Hải Yến ([Tên nguồn])
Uống rượu bia đúng cách Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN