Đừng coi thường khi “xì hơi” quá nhiều, có thể là dấu hiệu 4 bệnh nguy hiểm

Sự kiện: Sống khỏe

Xì hơi quá nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề.

Xì hơi là một trạng thái sinh lý bình thường, khi cơ thể con người thực hiện các hoạt động sống thì bên trong sẽ sinh ra một số chất khí và chất thải chuyển hóa, xì hơi là để thải khí thừa và một số chất thải ra khỏi cơ thể, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn xì hơi quá thường xuyên chưa chắc đã là điều tốt, có thể 4 căn bệnh này đang “tiếp cận” bạn.

Đừng coi thường khi “xì hơi” quá nhiều, có thể là dấu hiệu 4 bệnh nguy hiểm - 1

Viêm ruột

Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn không thể tách rời hoạt động của ruột, nếu bị viêm ruột mà không được điều trị kịp thời có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ thức ăn, dẫn đến tích tụ một lượng lớn cặn thức ăn trong ruột. Trong quá trình lên men, vi khuẩn sẽ tạo ra một lượng khí dư thừa, và sau đó sẽ có hiện tượng xì hơi thường xuyên. Do đó, nếu tình trạng xì hơi thường xuyên xảy ra, bạn cần chú ý xem mình có bị viêm ruột hay không bằng cách nhờ đến sự thăm khám của các y bác sĩ.

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Đừng coi thường khi “xì hơi” quá nhiều, có thể là dấu hiệu 4 bệnh nguy hiểm - 2

Trong đường ruột của con người có một số lượng lớn vi khuẩn, trong trường hợp bình thường, vi khuẩn này có thể được duy trì ở một số lượng nhất định, chúng có thể giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất tốt, có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, khi hệ vi khuẩn đường ruột của con người bị mất cân bằng, có thể làm tăng khí trong đường ruột, và sau đó là gia tăng tình trạng xì hơi. Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến một số lượng lớn vi khuẩn có hại sinh sôi, gây hại lớn cho sức khỏe.

Bệnh trĩ

Đừng coi thường khi “xì hơi” quá nhiều, có thể là dấu hiệu 4 bệnh nguy hiểm - 3

Những người bị táo bón lâu ngày hầu hết đều có hiện tượng xì hơi nhiều hơn. Khi phân không được đào thải kịp thời và tích tụ lại trong ruột với số lượng lớn sẽ dễ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn và vi rút, những vi khuẩn này tiếp tục phân hủy phân sẽ dẫn đến tăng sinh khí trong cơ thể. Tình trạng táo bón lâu ngày sẽ khiến cho một lượng lớn chất độc tích, lâu ngày có thể bị ngộ độc, đồng thời cũng làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ.

Vì vậy, những bạn đại tiện khó nên uống nhiều nước để “bôi trơn” đường ruột, ăn nhiều rau quả tươi, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình thải chất thải chuyển hóa và chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Viêm dạ dày

Đừng coi thường khi “xì hơi” quá nhiều, có thể là dấu hiệu 4 bệnh nguy hiểm - 4

Thường xuyên xì hơi cũng có thể do viêm dạ dày. Thức ăn chúng ta ăn vào, thông qua nhu động của dạ dày và dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sẽ trở thành thành phần mà cơ thể con người có thể hấp thụ được. Tuy nhiên, khi dạ dày bị viêm, sẽ ảnh hưởng đến việc tiết dịch tiêu hóa, nếu tiết dịch tiêu hóa không đủ sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Các chất này khi chưa được tiêu hóa hết sẽ đi vào đường ruột sẽ bị phân hủy và lên men dưới tác động của vi khuẩn, từ đó sinh ra một lượng lớn khí. Do đó, nếu bạn thường xuyên xì hơi và kèm theo các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như trào ngược axit, buồn nôn, đau dạ dày thì rất có thể bạn đã bị viêm dạ dày và phải chú ý điều trị kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

5 tác hại đáng sợ nếu thường xuyên nhịn ”xì hơi”, ai cũng cần biết để tránh

Trung bình một người bình thường "xì hơi" khoảng 15 lần, và điều này là hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen thường xuyên "nhịn" thì hãy đề phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN