Đừng coi thường những dấu hiệu nhỏ này, rất có thể bệnh trầm cảm đang âm thầm tiếp cận bạn

Sự kiện: Trầm cảm

Trong cuộc khảo sát toàn cầu đầu tiên về ảnh hưởng của đại dịch với sức khỏe tâm thần, số lượng bệnh nhân mới mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm lần lượt là 52 triệu và 76 triệu người.

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh đặc biệt mà người bình thường nếu thiếu nhận thức và hiểu biết đầy đủ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cho người bệnh như: Rối loạn tâm trạng, chán ăn, suy giảm trí nhớ… Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm trí là tự sát.

Đừng coi thường những dấu hiệu nhỏ này, rất có thể bệnh trầm cảm đang âm thầm tiếp cận bạn - 1

6 nhóm nguy cơ cao cần cảnh giác với bệnh trầm cảm:

- Gặp phải những thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như: ly hôn, thất nghiệp, áp lực thi cử, học hành, công việc…

- Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh trầm cảm, tỷ lệ mắc bệnh của con cái là 25% và tỷ lệ mắc bệnh của cả bố và mẹ là 50-70%.

- Người cao tuổi (đặc biệt chú ý đến những thay đổi lớn như góa bụa khi về già) và bà mẹ mới sau sinh trở thành nhóm có nguy cơ cao bị trầm cảm.

- Căng thẳng kéo dài

- Những người có khuynh hướng tự ti, ỷ lại, hay đổ lỗi cho bản thân và khả năng chống chịu áp lực yếu.

5 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Thay đổi cảm giác thèm ăn

Người bị trầm cảm thường rất thay đổi cảm giác thèm ăn, có khi ăn quá nhiều, có khi chán ăn, điều này cũng làm cho một số bệnh nhân bị sụt cân đột ngột, một số người có thể đột ngột bị béo phì.

Các triệu chứng soma

Đừng coi thường những dấu hiệu nhỏ này, rất có thể bệnh trầm cảm đang âm thầm tiếp cận bạn - 2

Các triệu chứng thực thể của bệnh nhân trầm cảm nói chung là ảnh hưởng của nhu cầu sinh lý như: buồn nôn và nôn, suy nhược, căng thẳng và lo lắng, rối loạn giấc ngủ,… trong đó rối loạn giấc ngủ là phổ biến nhất.

Suy nghĩ chậm

Bệnh nhân trầm cảm có xu hướng giảm khả năng nói, giọng nói nhỏ, không phản ứng, suy nghĩ chậm và giảm các cử động và phản ứng của cơ thể.

Tự trách bản thân quá mức

Bệnh nhân trầm cảm có xu hướng nhạy cảm quá mức, dễ dàng đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác và thể hiện tinh thần trách nhiệm quá mức đối với mọi việc, điều này dễ dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

Mất đi sự hứng thú

Mỗi người đều có những sở thích và thú vui, dù sở thích đó có kỳ quặc hay bình thường đến đâu nhưng người bị trầm cảm thường thiếu hứng thú và khó “phất lên”. Thờ ơ với những thứ bên ngoài.

Đừng coi thường những dấu hiệu nhỏ này, rất có thể bệnh trầm cảm đang âm thầm tiếp cận bạn - 3

Những biện pháp phòng tránh bệnh trầm cảm

Trước hết, hãy học cách xác định bản thân và khám phá những lợi thế của bản thân. Mọi người đều là một cá thể độc nhất trên thế giới. Đừng đánh giá thấp bản thân và hãy học cách từ chối khi có thể.

Thứ hai, hãy học cách buông bỏ. Mọi thứ là vô thường, luôn có những điều khó đạt được, hãy buông bỏ nếu bạn không làm được, đừng buồn nếu bạn rối tung lên. Hãy đi du lịch, ca hát, đi nghỉ ngơi, thư giãn và bắt đầu lại một lần nữa.

Cuối cùng, hãy học cách chia sẻ. Vui buồn đều là do bạn, hãy can đảm thể hiện sự tổn thương của mình với thế giới bên ngoài, thừa nhận điểm yếu của mình với thế giới và để thế giới chia sẻ áp lực của bạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan hệ tình dục giúp giải tỏa trầm cảm

Quan hệ tình dục có lợi cho hoạt động tinh thần của con người và cũng là một trong những yếu tố để các cơ quan trong cơ thể tái hoạt động tốt. Những nguyên nhân gây ra trầm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Trầm cảm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN