“Chảy dãi khi ngủ” nếu bị thường xuyên hãy kiểm tra 6 bệnh này

Sự kiện: Sống khỏe

Vấn đề chảy dãi khi ngủ không nên bỏ qua, vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Xiao Liang, 25 tuổi (Trung Quốc), là một lập trình viên, do khối lượng công việc nhiều nên thường xuyên phải làm thêm giờ, thậm chí sau giờ làm việc mệt mỏi, anh ấy còn thức khuya để chơi game một lúc.

Điều này cũng khiến anh ta rất buồn ngủ vào mỗi buổi sáng và chỉ chờ đến giờ nghỉ trưa để bắt đầu đi ngủ.

“Chảy dãi khi ngủ” nếu bị thường xuyên hãy kiểm tra 6 bệnh này - 1

Xiao Liang phát hiện ra mình bị chảy rãi khi ngủ, điều này khiến anh rất ngại ngùng. Để giải quyết vấn đề này, Xiao liang đã quyết định đến gặp bác sĩ. Sau khi bác sĩ biết rằng Xiao liang thường chảy nước dãi theo cùng một hướng, ông đã yêu cầu anh ta chụp CT não trước.

Thật bất ngờ, cuộc kiểm tra cho thấy mạch máu não của Xiaoliang có dấu hiệu bị tắc nghẽn. May mắn thay, nó được phát hiện sớm, tránh nguy cơ nhồi máu não và xuất huyết não cho Xiao liang.

Nước bọt của con người có từ đâu?

Quá trình tiết nước bọt được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh tự chủ, nên quá trình tiết nước bọt diễn ra không tự chủ giống như nhịp tim.

Các tuyến trong miệng tiết ra nước bọt là tuyến nước bọt, chúng có thể được chia thành tuyến nước bọt chính và tuyến nước bọt phụ, trong đó có 3 cặp tuyến nước bọt chính, đó là tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Có rất nhiều tuyến nước bọt phụ, phân bố trên niêm mạc miệng.

“Chảy dãi khi ngủ” nếu bị thường xuyên hãy kiểm tra 6 bệnh này - 2

Tuyến nước bọt hoạt động liên tục, ngoài tác dụng giữ ẩm cho môi trường miệng, nước bọt còn có chức năng khử trùng, làm sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Nói chung, người lớn khỏe mạnh tiết ra khoảng 1-1,5 lít nước bọt mỗi ngày, trung bình khoảng 30 ml mỗi giờ. Việc tiết nước bọt tăng lên khi chúng ta ăn hoặc khi các dây thần kinh trong não được kích thích.

Thở bằng miệng, căng thẳng, mệt mỏi và tư thế ngủ không cân đối đều có thể gây chảy dãi khi ngủ.

Nói chung, chảy dãi khi ngủ thường gặp ở trẻ em do môi còn non yếu, khoang miệng không có chức năng kiểm soát việc chảy nước dãi và nuốt nước bọt. Còn nếu người lớn đột ngột và thường xuyên bị chảy dãi khi đi ngủ, họ cần để cảnh giác với những căn bệnh sau.

“Chảy dãi khi ngủ” nếu bị thường xuyên hãy kiểm tra 6 bệnh này - 3

1. Các bệnh răng miệng

Viêm họng, viêm răng hàm mặt, viêm lợi có thể kích thích sự bài tiết của các tuyến nước bọt, dễ dẫn đến chảy dãi.

Ngoài ra, răng mọc lệch, lung lay, khó chịu khi đeo răng giả cũng có thể gây chảy dãi khi ngủ. Sau khi nắn lại răng, tình trạng chảy dãi của bạn sẽ được cải thiện.

2. Liệt mặt

Liệt mặt là tình trạng tê liệt các cơ ở một bên mặt. Do sức cơ hai bên không đối xứng nên khó giữ nước bọt ở bên mặt bị liệt và dễ bị chảy dãi dù bạn có ngủ hay không.

Nếu kèm theo các triệu chứng như khóe miệng bị cong vẹo, bạn cần đi khám ngay.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Axit dạ dày bất thường có thể làm tăng phản xạ tiết nước bọt, và một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể có triệu chứng chảy dãi, kèm theo các triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm trào ngược axit, ợ chua và đau ngực .

4. Parkinson

Khi mắc bệnh Parkinson, do chức năng nuốt kém nên thường không thể nuốt nước bọt kịp thời. Ngoài ra, do một số dây thần kinh bị tổn thương nên việc tiết nước bọt cũng tăng lên dẫn đến chảy dãi.

5. Huyết khối não

Nếu bị nghẽn mạch máu não, một số cơ kiểm soát cổ họng có thể bị rối loạn chức năng, bệnh nhân không thể chủ động điều khiển cơ khi ngủ nên chảy nước dãi.

Nếu kèm theo các triệu chứng như khóe miệng bị lệch, nước bọt thường chảy ra một hướng, mắt không nhắm chặt thì đã đến lúc cần hết sức cảnh giác.

6. Xơ cứng động mạch

Nếu bị xơ vữa động mạch sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy lên não, cơ mặt bị giãn ra, chức năng nuốt cũng giảm nên dễ chảy nước dãi.

Đặc biệt, đối với những người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường cần hết sức cảnh giác.

Để cải thiện tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, có 3 cách

1. Thay đổi tư thế ngủ của bạn

Ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể làm giảm tình trạng chảy nước dãi, cân bằng sự phát triển của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, thậm chí giúp thở dễ dàng hơn. Cố gắng không nằm sấp khi ngủ, có thể dùng gối chữ U kê cổ để giảm cảm giác khó chịu.

2. Giữ miệng sạch sẽ

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, chú ý súc miệng càng sớm càng tốt sau bữa ăn, đánh răng sáng và tối, dùng kem đánh răng có chứa fluor, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng.

Nếu bạn phát hiện mình có vấn đề về răng thì nên điều chỉnh kịp thời, nếu không có thể khiến răng bị lung lay và tổn thương nướu .

3. Thuốc thay thế

Nếu nhận thấy tình trạng chảy nước dãi có liên quan đến loại thuốc đang dùng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ và hỏi xem có thể đổi sang loại thuốc khác hay không, nhưng nhớ là không được tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ diễn viên Hàn Quốc từng qua đời vì ung thư dạ dày tuổi 35, căn bệnh nguy hiểm đến mức nào?

Cựu hoa hậu kiêm diễn viên Hàn Quốc Jang Jin-young qua đời năm 2009 sau khi thất bại trong “trận chiến” với căn bệnh ung thư dạ dày. Khi đó cô ấy chỉ mới 35 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN