Đừng coi thường bệnh mụn rộp sinh dục

Vì dễ nhầm lẫn và rất dễ lây nhiễm nên bệnh mụn rộp sinh dục thường dễ bị bỏ qua và hay tái phát.

Thực chất mụn rộp sinh dục là bệnh thường lây truyền qua đường tình dục do virut gây bệnh cho cả nam và nữ. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước nhỏ hay những nốt nhú trên niêm mạc vùng hậu môn hay vùng cơ quan sinh dục (ở âm hộ, dương vật và bìu).

Các mụn nước mọc thành chùm có thể tiến triển thành những ổ loét; thường kèm đau (cảm giác bỏng rát, nhoi nhói) và ngứa tại chỗ, càng đau hơn khi bị dính nước tiểu. Các tổn thương cũng có thể không nhìn thấy nếu như phát triển trong âm đạo, thậm chí cả trên cổ tử cung hay trong niệu đạo của nam giới. Nếu bệnh mụn rộp không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng và hậu quả khôn lường.

Đừng coi thường bệnh mụn rộp sinh dục - 1

 Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu mụn rộp vùng kín cần đi khám ngay

Bệnh rất dễ lây nhiễm trong đợt bùng phát: ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cho đến khi lành sẹo hoàn toàn các tổn thương. Trong giai đoạn này, việc mang bao cao su có thể làm giảm bớt nguy cơ bị lây nhiễm chứ không phải loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Có thể bị lây bệnh mụn rộp sinh dục do những mụn nước ở gần vùng cơ quan sinh dục (khi không mang bao cao su), do đó nên cố gắng tránh hoàn toàn quan hệ tình dục khi có đợt bùng phát.

Vậy mụn rộp sinh dục có thể điều trị được không? Có nhiều cách điều trị để hạn chế các đợt bùng phát nhưng không thể làm hết hẳn virut, vì virut sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời. Dù là bị nhiễm lần đầu hay tái phát thì dùng thuốc chống virut (aciclovir) theo đường toàn thân trong 10 ngày cũng có thể hạn chế được cường độ và thời gian kéo dài của đợt bùng phát.

Nếu phụ nữ đã từng mắc mụn rộp muốn có thai, phải thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh để cần được điều trị theo đúng chuyên khoa, tránh mọi nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Mụn rộp nguyên phát và mụn rộp cổ tử cung thường gây sẩy thai và đẻ non. Trong số những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ mắc bệnh mụn rộp (nguy cơ bị nhiễm là 1/3 với mụn rộp nguyên phát, dưới 1/30 với mụn rộp tái phát) thì một nửa sẽ chết hoặc có tổn thương thần kinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Anh Đào (Sức khỏe & Đời sống)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN