Đừng chủ quan khi thường xuyên khô miệng, nguyên nhân có thể do 4 loại bệnh
Nếu đã uống nước đầy đủ mà vẫn thường xuyên gặp phải tình trạng miệng lưỡi khô khốc thì cần cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
Khô miệng là một biểu hiện sinh lý tương đối phổ biến, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do uống không đủ nước, triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng khô miệng lưỡi vẫn không được cải thiện dù đã uống đủ nước thì cần phải cảnh giác bởi chúng có thể triệu chứng của một trong bốn căn bệnh sau.
Bệnh gan
Như chúng ta đã biết, chức năng chủ yếu của gan là để phân hủy các chất độc, nếu gan có vấn đề thì ngay lập tức sẽ kéo theo hàng loạt các triệu chứng bất thường trong cơ thể, trong đó có chứng khô miệng, lưỡi. Triệu chứng này đặc biệt trở nên rõ ràng hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, khi bệnh viêm gan B khởi phát, virus viêm gan liên tục tăng lên trong cơ thể khiến cho chức năng gan bị suy giảm, từ đó làm giảm việc tiết nước bọt khiến cho triệu chứng khô miệng xuất hiện.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính. Khi mắc bệnh, ngoài các triệu chứng như chóng mặt, tê bì chân tay thì khô miệng cũng là một biểu hiện lâm sàng thường gặp.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sau khi bệnh tiểu đường khởi phát, cộng thêm sự gia tăng liên tục của lượng đường trong máu dễ dàng gây ra vấn đề tăng áp lực thẩm thấu trong máu, làm cơ thể mất nước và sau đó xuất hiện triệu chứng khô miệng.
Lúc này, dù cho người bệnh có uống nhiều nước thì tình trạng cũng không thuyên giảm, thậm chí còn làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận, lâu dần còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ glucose của ống thận.
Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến các tuyến ngoại tiết. Khô miệng và khô mắt là những biểu hiện nổi bật nhất khi mắc phải hội chứng này. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu của bệnh, lượng nước bọt của người bệnh tiết ra không đủ nên dễ xuất hiện tình trạng khó nuốt. Nếu xác định được nguyên nhân của chứng khô miệng là do hội chứng Sjogren gây ra, người bệnh có thể tăng cường uống nước để làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.
Cường giáp
Cường giáp là một bệnh tương đối phổ biến, biểu hiện lâm sàng nổi bật nhất của bệnh này là triệu chứng khô miệng. Cường giáp dẫn đến việc cơ thể tiết ra nhiều hormone tuyến giáp, kích thích thần kinh giao cảm đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cơ bản, khiến bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, làm cho cơ thể mất nhiều nước, gây ra các triệu chứng khô miệng và lưỡi.
Ngoài 4 căn bệnh trên, các bệnh về răng miệng và bệnh thận cũng làm xuất hiện triệu chứng khô miệng. Ví dụ như bệnh viêm nha chu, bệnh sỏi tuyến nước bọt, … có thể dẫn tới tổn thương và làm giảm bài tiết nước bọt nước bọt. Thận là cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiết niệu của cơ thể, có chức năng lọc máu và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Một khi thận bị thương tổn, nó sẽ không thể chuyển hóa lượng nước dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả và thường xuyên gây ra cảm giác khát nước.
Nhìn chung, nếu tình trạng khát nước, khô miệng lưỡi ngày càng trở nên nghiêm trọng, dù cho có uống nhiều nước cũng không thuyên giảm thì các bạn cần phải cảnh giác vì những yếu tố gây khô miệng không chỉ liên quan đến việc uống không đủ nước, chúng còn là tín hiệu cơ thể phát ra để cảnh báo những bất thường về sức khỏe. Cần phải chú ý đến những triệu chứng này và tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.
Kiểu móng tay thay đổi, khác lạ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải. Hãy quan sát...
Nguồn: [Link nguồn]