Đừng bỏ qua loại quả phòng chống ung thư tuyệt vời này!
Cà chua là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Thế nhưng ít ai biết rằng, loại quả này có thể phòng ngừa được bệnh ung thư.
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất khoáng, cà chua có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh.
Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho... có lợi cho sức khỏe.
Cà chua là một trong số ít các loại rau quả rất giàu carotenoid gọi là lycopene, một chất có đặc tính ngăn chặn ung thư. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua
Gần đây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua luôn được khuyên dùng và nhắc đến như một tác nhân phòng chống các bệnh ung thư. Với hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, cà chua và các sản phẩm chế biến của cà chua chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do.
Sắc tố lycopen có trong cà chua, hiện đang được đánh giá cùng với -caroten là những chất chống oxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch. Theo năm tháng, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh trong cơ thể sẽ phá hủy các DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong.
Các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư. Như thế, với sự hiện diện của lycopene trong cà chua như một chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do nên dẫn đến việc hạn chế các tác dụng gây ung thư.
Tỉ lệ lycopene trong cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua quyết định trực tiếp đến khả năng phòng chữa bệnh của chúng. Và qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ trải qua quá trình chế biến mà thành phần lycopene trong các sản phẩm chế biến của cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn so với lycopene trong quả tươi.
Ngoài ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Do đó, việc sử dụng một số các sản phẩm chế biến từ cà chua hoặc dùng kết hợp cà chua với chất béo một cách điều độ và có kiểm soát luôn được khuyến khích trong việc phòng và chống ung thư.
Tác động phòng chống ung thư của vitamin A
Những phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa vitamin A và ung thư, nhất là vitamin A dưới dạng thiên nhiên -caroten. Một báo cáo tại Anh cho thấy lượng vitamin A thấp trong máu thường dẫn đến ung thư đường tiêu hóa và phổi. Trên bình diện lâm sàng, nhiều cuộc nghiên cứu như của GS. Degos ở Paris đã đạt được những kết quả khả quan trong việc điều trị ung thư máu dạng tiền tủy bào (promyelocyte) bằng cách sử dụng vitamin A.
Theo một công trình nghiên cứu thuộc khoa Y Đại học Harvard theo dõi thói quen ăn uống của gần 90.000 nữ y tá thì thấy: những người ăn nhiều rau quả chứa vitamin A thiên nhiên thì nguy cơ vỡ mạch máu não thấp hơn hẳn những người ít ăn thực phẩm giàu vitamin A. Đó là nhờ vitamin A giúp ngăn ngừa tích lũy cholesterol trên thành mạch nên tránh được tình trạng vỡ mạch máu não.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vào khẩu phần ăn một lượng cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua vừa đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung (Peng et al, 1998) ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Cà chua với -caroten và lycopen sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư cho mọi người.
Như vậy, cà chua là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ phù hợp với sức khỏe và khả năng kinh tế của mọi gia đình.
Một số bài thuốc chữa bệnh khác của cà chua
Bài 1: Phòng bệnh bướu cổ: Cải xoong 200g, cà chua 1 quả; rau mùi, kinh giới 10g; dầu ăn, gia vị, giấm. Cách làm: Cải xoong, cà chua, rau gia vị rửa sạch, để ráo. Cà chua thái lát. Cải xoong chần qua nước sôi; rau mùi, kinh giới thái nhỏ. Tất cả đem trộn đều với giấm, gia vị ăn thay rau. Mỗi tuần ăn 3 lần. Ăn thường xuyên sẽ giúp bổ sung iốt phòng bệnh bướu cổ hiệu quả.
Bài 2: Chữa sốt, khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày, uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Chữa bỏng lửa nhẹ: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay sẽ giúp làm dịu vết bỏng, chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi đói), lấy 1-2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tiêu hóa tốt, hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bài 6: Giúp chắc răng, phòng chảy máu chân răng: Cà chua sống 1-2 quả, ăn ngày 3-4 lần, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
Lưu ý, cần chọn cà chua sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật. Do trong cà chua sống có nhiều axit hữu cơ nên có thể gây co thắt túi mật, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng, người mắc bệnh gút cần thận trọng, cần đến thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.