Dùng bình giữ nhiệt khi trời lạnh tuyệt đối không làm điều này nếu không sẽ nguy hiểm đến sức khoẻ
Trong những ngày lạnh, ngoài thiết bị sưởi ấm thì bình giữ nhiệt là vật dụng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên việc sử dụng bình giữ nhiệt sao cho hiệu quả, không gây hại sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Bình giữ nhiệt là sản phẩm rất phổ biến, được nhiều người tin dùng. Bình giữ nhiệt thường được quảng cáo làm bằng inox (hợp kim của các kim loại nặng như crom, sắt, niken...).
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, thông thường nhà sản xuất nhồi bông amiăng giữa các lớp inox để hỗ trợ lớp inox này cách nhiệt tốt hơn. Trong trường hợp chất liệu bình kém, amiăng có thể phát tán ra ngoài, chui vào phế quản gây ra ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe con người.
Tuyệt đối không tự ý đập bỏ bình, tháo rời các loại bình giữ nhiệt để tránh việc phát tán amiăng ra bên ngoài. Ảnh minh họa
Vì vậy, để sử dụng bình giữ nhiệt an toàn cần phải lựa chọn sản phẩm chất lượng cao. Những chiếc bình giữ nhiệt tốt sẽ có lớp cách nhiệt dày, bình hơi nặng, chân bình đứng vững vàng, vỏ kim loại sáng bóng. Phần nắp nhựa được làm từ nhựa nguyên sinh, khi gặp hơi nóng không gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, nên lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, đã được kiểm định an toàn và được nhiều người tin tưởng sử dụng.
3 loại nước không nên bảo quản trong bình giữ nhiệt
Không đựng nước có tính axit
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), hầu hết lớp giữ nhiệt đều có chất liệu là inox. Lớp inox này sẽ giúp tăng khả năng giữ ấm đồ ăn, lại an toàn với người dùng.
Tuy nhiên lớp inox này có thể phản ứng với axit. Do đó không nên dùng bình giữ nhiệt hay bất cứ vật dụng có chất liệu inox để đựng các loại nước có tính axit như: Nước hoa quả, nước ngâm mơ, nước táo mèo, nước dâu ngâm, nước sấu ngâm… hay các món ăn như dưa muối, cà muối, các món canh chua. Bởi các loại nước, món ăn này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, dẫn tới các phản ứng hóa học, từ đó có thể tạo ra một số chất gây ung thư, hoặc nhẹ hơn thì gây đau bụng, ngộ độc.
Ảnh minh họa
Không dùng để đựng sữa
Một số người thường có thói quen cho sữa nóng vào bình giữ nhiệt để giữ ấm và uống dần, tuy nhiên đây là một thói quen không hề tốt.
Lý do là vì sữa khi đựng trong bình giữ nhiệt sẽ dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đó sinh sôi nhanh chóng, thậm chí làm sữa bị hỏng. Cho sữa vào bình giữ nhiệt mà uống ngay sẽ bị tiêu chảy, đau bụng.
Không chỉ vậy, nhiệt độ cao của sữa có thể khiến cho các chất dinh dưỡng bị phá hủy. Do đó, chúng ta nên tránh để sữa trong các vật dụng không được tiệt trùng như bình giữ nhiệt.
Không dùng để pha trà
Trong trà có chứa rất nhiều chất tannin và theophylline. Sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng trong trà sẽ bị phá hủy khi để trà ở nhiệt độ cao và nhiệt độ không đổi trong thời gian dài.
Không chỉ vậy, nếu để trà ở trong bình giữ nhiệt lâu ngày chúng sẽ tiết ra các chất kim loại, có hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
5 lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
- Bình giữ nhiệt mới mua về thì nên sử dụng nước rửa chén, baking soda hoặc giấm để rửa sạch và khử mùi sản phẩm mới trong bình.
- Không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ nước từ nóng sang lạnh và ngược lại bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của bình. Khi muốn thay đổi từ nước lạnh sang nước nóng hoặc ngược lại thì cần để bình trở về nhiệt độ bình thường khoảng 10-15 phút rồi mới thay thế nước khác.
- Tuyệt đối không tự ý đập bỏ bình, tháo rời các loại bình giữ nhiệt để tránh việc phát tán amiăng ra bên ngoài.
- Không nên để bình giữ nhiệt trong lò vi sóng hay tủ lạnh. Khi bình giữ nhiệt bị va đập, móp méo thì không nên tiếp tục sử dụng nữa.
- Sau mỗi lần sử dụng bình, khi vệ sinh thì bạn nên úp ngược bình lại để chống gỉ sét do nước tồn đọng bên trong và giúp bình mau khô hơn.
Mùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm, thậm chí còn toát mồ hôi....
Nguồn: [Link nguồn]