Đừng ăn những bộ phận này của cá vì dễ bị ngộ độc và tử vong
Vì niềm tin mù quáng, một số người vẫn ăn những bộ phận này của cá, khiến cơ thể gặp nhiều nguy hiểm.
Cá là một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, không chứa nhiều chất béo, giàu dưỡng chất như vitamin D và selen. Mọi người thường được khuyến khích nên ăn cá thường xuyên, nhưng do ô nhiễm nước nên cá có thể dễ dàng tích tụ các kim loại nặng, chẳng hạn như metylmercury. Khi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, chất này có thể gây rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ.
Sau đây là một số bộ phận dễ tích tụ độc tố nhất trong cá, nên hạn chế ăn hoặc tốt nhất không nên ăn.
Mật cá
Mật trong các loại cá như cá trích, cá trắm, cá rô, cá chép rất độc. Độc tố trong mật không dễ dàng bị phá huỷ bằng cách đun nóng hay ethanol (rượu), nên dù ăn sống hay đã nấu chín, nếu người lớn ăn một lúc trên 2,5 gram, rất dễ gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Một con 1-2 kg có thể đạt hoặc thậm chí vượt quá liều lượng này.
Để tránh độc tố trong mật gây nguy hiểm cho cơ thể, khi sơ chế cần làm sạch nội tạng cá, loại bỏ túi mật. Nếu chẳng may làm vỡ túi mật, cần phải rửa thật sạch và cẩn thận để không dây vào mắt.
Đầu cá
Quan niệm ăn đầu cá để bổ não, hay ăn mắt cá để cải thiện thị lực được nhiều người rất tin tưởng. Trên thực tế, quan điểm này là sai lầm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, hàm lượng thuỷ ngân trong một con cá chép nặng 200 gram là 0,02 mg. Cá càng được nuôi lâu có hàm lượng thuỷ ngân trong da và não tăng nhẹ. Một con cá chép nặng 400 gram có lượng thuỷ ngân trong da tăng gấp 5 lần so với con nặng 200 gram và não thì gấp 20 lần.
Nhìn chung các loại cá khá an toàn, nhưng tốt nhất là không nên ăn đầu cá.
Da cá
Thí nghiệm trên cũng cho thấy khi cá càng nuôi lâu, sự tích tụ thuỷ ngân trong da cá càng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, phần da ít hơn phần thịt, cho dù có một chút kim loại nặng, nếu ăn ít và chừng mực cũng không gây nguy hiểm nhiều cho cơ thể.
Màng đen
Hầu hết các loài cá đều có một lớp màng đen ở 2 bên bụng. Lớp màng này sẽ tạo ra mùi tanh khó chịu và nó cũng chứa một lượng lớn histamine, lipid, lysozyme, nếu ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, nôn mửa, đau bụng và nhiều triệu chứng khác.
Trứng cá
Trứng cá chứa nhiều lecithin, giúp ích cho sự phát triển của hệ thần kinh, nhưng ăn nhiều sẽ bị béo. Ngoài ra, nó rất giàu cholesterol, những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, người già cần hạn chế.
Trứng cá tuy nhỏ nhưng rất khó để nấu chín kỹ, ăn vào không dễ tiêu hoá. Vì vậy, nếu muốn ăn một cách an toàn, cần phải nấu nó chín kỹ.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng, một số loại trứng cá có độc, như cá nóc, cá trê, nếu ăn phải có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở.
Xương cá
Xương cá rất giàu canxi, nó thực sự có thể bổ sung canxi. Thế nhưng, xương cá có lẽ là phần khó chịu nhất khi ăn cá, rất dễ bị hóc, khi bị mắc kẹt trong cổ họng gây nguy hiểm đến tính mạng. Lượng canxi nào thực sự không đáng để mạo hiểm.
Xương cá có thể ăn được bằng cách chiên giòn rụm hoặc nghiền nhuyễn. Tuy nhiên, lượng canxi trong nó lớn nhưng khả năng hấp thụ của cơ thể còn hạn chế, không mang lại hiệu quả cao. Nếu muốn bổ sung canxi, hãy uống một ly sữa, nó an toàn và hiệu quả hơn nhiều lần so với xương cá.
Nguồn: [Link nguồn]
Mặc dù những bộ phận này được không ít người thích ăn, nhưng dù có ngon đến mấy thì chúng chứa rất nhiều độc tố...