Dựa vào độ tuổi lần đầu có kinh nguyệt để dự báo sức khỏe tương lai?
Bạn có nhớ khi nào bị kinh nguyệt lần đầu tiên ghé thăm? Nếu không nhớ rõ thì hãy nhớ kỹ lại bởi rất có thể bác sỹ của bạn sẽ hỏi điều đó. Thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã liên kết độ tuổi lần đầu có kinh nguyệt với nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, bệnh tim, bệnh tiểu đường và ung thư.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác, nhưng có thể có mối liên quan với cân nặng của bạn khi chu kỳ tới. Taraneh Shirazian - Bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết “Estrogen gắn liền với chất béo”. Do đó, nếu có kinh nguyệt khi còn trẻ, đó có thể là đầu mối tiết lộ bạn đã sớm đạt trọng lượng thông thường của người trường thành, từ đó bắt đầu đặt bản thân vào nguy cơ bệnh béo phì và những hệ lụy liên quan của căn bệnh này. Đôi khi đó là do di truyền. “Những người phụ nữ có chu kỳ đầu tiên sớm hơn có thể mang những yếu tố dẫn tới bệnh tật” Shirazian giải thích. Dưới đây nói về nguy cơ sức khỏe của bạn dựa vào mối liên quan với thời gian lần đầu kinh nguyệt tới.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác, nhưng có thể có mối liên quan với cân nặng của bạn khi chu kỳ tới. Taraneh Shirazian - Bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết “Estrogen gắn liền với chất béo”. Do đó, nếu có kinh nguyệt khi còn trẻ, đó có thể là đầu mối tiết lộ bạn đã sớm đạt trọng lượng thông thường của người trường thành, từ đó bắt đầu đặt bản thân vào nguy cơ bệnh béo phì và những hệ lụy liên quan của căn bệnh này. Đôi khi đó là do di truyền. “Những người phụ nữ có chu kỳ đầu tiên sớm hơn có thể mang những yếu tố dẫn tới bệnh tật” Shirazian giải thích. Dưới đây nói về nguy cơ sức khỏe của bạn dựa vào mối liên quan với thời gian lần đầu kinh nguyệt tới.
Bệnh tim
Theo một nghiên cứu mới liên quan đến 1,3 triệu phụ nữ được công bố trên tạp chí Circulation, phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt lúc 13 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp thấp nhất. Người có kinh nguyệt từ 10 tuổi trở xuống (hoặc 17 tuổi trở lên) có nguy cơ cao nhất, tỉ lệ mắc bệnh tim hơn 27%, huyết áp cao 20%, và đột quỵ là 16%.
Tiểu đường tuýp 2
Theo một cuộc khảo sát khoảng 4.600 phụ nữ trung niên được công bố Diabetas Medicine (tạp chí về tiểu đường của nước Anh): Phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu trước tuổi 12 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người có kinh nguyệt muộn hơn. “Kinh nguyệt đầu tiên tới sớm làm tăng sức đề kháng insulin, qua đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường.” Jung Sub Lim - tác giả nghiên cứu, bác sỹ, tiến sĩ cho hay.
Tiền sản giật
Dấu hiệu của tình trạng này là huyết áp cao và protein trong ước tiểu trong khi mang thai, sau đó có thể là một yếu tố gây nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu của tạp chí Y học thực hành và chẩn đoán, nếu lần đầu tiên chu kỳ của bạn ghé thăm trước tuổi 12, tỷ lệ khi mang thai bạn bị tiền sản giật tăng 28% so với những người có kinh nguyệt muộn hơn.
Ung thư tuyến giáp
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology, các nhà nghiên cứu Pháp đã phỏng vấn khoảng 600 phụ nữ trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp trước khi 35 tuổi và khoảng 600 phụ nữ khỏe mạnh, kết quả là kinh nguyệt lần đầu tới sớm thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
U não
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra nhiều yếu tố sinh sản khác nhau để tìm ra làm thế nào chúng đã góp phần gây ra nguy cơ u não. Một trong số những phát hiện nổi bật nhất đó là những người phụ nữ tận 17 tuổi hoặc muộn hơn mà vẫn chưa bắt đầu kinh nguyệt có nguy cơ cao phát triển các khối u não.
Mật độ xương
Những cuộc khảo sát về những người phụ nữ độ tuổi tiền và sau mãn kinh tiết lộ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến vào tuổi 17 trở lên, có liên quan với khối lượng khoáng chất trong xương và nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương.
Dị ứng
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên kết giữa dậy thì sớm và eczema ( bệnh viêm da ở lớp nông của da), hen suyễn và viêm mũi màng kết, đặc biệt là giữa người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Nhưng cho tới nay vẫn chưa chắc chắn liệu dậy thì sớm kích hoạt các bệnh dị ứng, hoặc ngược lại.
Song nếu có chứng cứ chắc chắn lần đầu chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn có nguy cơ mắc một hoặc vài căn bệnh trên, sẽ sai lầm khi nghĩ rằng sức khỏe của bạn đã mặc định, không thể thay đổi. Lim và Shirazian chỉ ra rằng, một lối sống lành mạnh (năng động, kiểm soát trọng lượng, chú ý tới đồ bạn ăn) là phương pháp dài hạn để bù đắp những nguy cơ đó.
Bạn có thường để ý màu sắc và trạng thái kinh nguyệt của mình? Nắm được những thông tin sau đây sẽ giúp quý cô tránh...