Dứa ngọt nhưng ăn kiểu này không sớm thì muộn cũng mang bệnh vào thân
Đối với những người đã bị say dứa một lần thì nên hạn chế, nếu ăn thì đặc biệt phải thận trọng.
Dứa chín rất giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn dứa hàng ngày sẽ giúp tăng hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, chống ôxi hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi quả dứa nằm gần kề mặt đất, trong khi đó một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Ngoài ra, trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong.
Với đặc điểm vỏ xù xì, mắt ăn sâu vào quả nên nếu dứa bị nhiễm nấm này người ăn vào rất dễ bị độc. Ngộ độc dứa rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia, đối với những người đã bị say dứa một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn. Tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò dần dần đề phòng cơ thể "không chịu" loại thức ăn này.
Lưu ý, cần theo dõi phản ứng của cơ thể như sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, nếu thấy người mệt mỏi, khó chịu, mẩn ngứa thì nên dừng ngay.
Ngoài ra những người có dấu hiệu sau đây cần cảnh giác khi ăn dứa
Ảnh minh họa
Không ăn khi có tiền sử bị viêm mũi họng dị ứng
Ăn dứa chín thường xuất hiện cảm giác rát miệng lưỡi và ngứa ở họng, thực chất trong dứa chín xuất hiện một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc. Vì vậy, những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Không ăn khi bị đau dạ dày
Mặc dù dứa chín có vị ngọt nhưng lại do chứa nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu, nặng có thể gây viêm loét dạ dày.
Không ăn khi bị béo phì, đái tháo đường
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường cũng không nên ăn nhiều hàm lượng đường trong dứa chín cao.
Ngoài ra, người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Dấu hiệu và cách xử lý khi bị ngộ độc dứa
Dấu hiệu của ngộ độc dứa là: đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.
Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yêu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý thì đây cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe...