Dưa hành giúp tiêu hóa tốt, những người nào không nên ăn?

Sự kiện: Sống khỏe

Vào những ngày Tết sum vầy, cùng bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Thế nhưng, ăn dưa hành muối như thế nào để an toàn cho sức khỏe?

1. Lợi ích khi ăn dưa hành muối

Ăn dưa hành muối không những giúp bạn không bị ngán khi ăn cùng bánh chưng, thịt, giò, chả... mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Dưa hành là một trong những món ăn cổ truyền trong mâm cơm ngày tết, không cầu kỳ, không kiểu cách, cũng chẳng phải là món ăn chính nhưng mâm cỗ tết mà thiếu dưa hành là một mâm cỗ không trọn vẹn.

Hành muối - món ăn không thể thiếu trong dịp tết.

Hành muối - món ăn không thể thiếu trong dịp tết.

2. Cách muối dưa hành

Hành củ tươi được rửa sạch, ngâm với nước vo gạo và muối, sau đó vớt để ráo nước rồi cho vào dụng cụ để muối dưa cho hỗn hợp gồm nước, dấm, tỏi, đường, muối... thêm một ít riềng cho dậy mùi.

Dưa hành cay dịu, chua dịu trở thành một món ăn kèm không thể thiếu với thịt đông, bánh chưng.

Hơn nữa, dưa hành cũng là món ăn giúp bổ sung chất xơ trong ngày tết. Không chỉ giúp chống ngán khi ăn cùng với bánh chưng, thịt mỡ mà dưa hành còn có những tác dụng tốt cho sức khỏe.

3. Tác dụng của dưa hành

- Dưa hành giúp tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả: Chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic, dưa hành muối có thể tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời hành là loại củ có tính chất cay nóng và ấm, do đó ăn hành muối sẽ giúp làm ấm cho cơ thể trong mùa lạnh và giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chống đầy bụng, khó tiêu.

- Dưa hành giúp chống oxy hóa: Bên cạnh việc cung cấp lợi khuẩn thì dưa hành muối còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn chặn các chất chống oxy hóa. Tác dụng này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa những vấn đề về bệnh tim mạch, ung thư và lão hóa trong cơ thể.

Dưa muối là món ăn giúp bạn không bị ngán trong những ngày tết.

Dưa muối là món ăn giúp bạn không bị ngán trong những ngày tết.

4. Tác hại của dưa hành muối

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn dưa hành muối và việc ăn quá nhiều dưa hành muối cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Dưa hành muối là một món ăn có hàm lượng muối rất cao mà muối lại là chất có liên quan đến các bệnh về tuần hoàn và tim mạch. Đặc biệt, chế độ ăn dư thừa muối là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh về đường tiêu hóa.

Vốn dĩ dưa hành muối là một món khá chua nên nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị và làm đau dạ dày. Nếu bạn sử dụng dưa hành muối như một món nhắm rượu thì sẽ gặp phải tình trạng nóng ruột khiến cơn đau dạ dày càng nặng hơn.

Ngoài ra, hợp chất nitrosamin được tạo ra khi ăn dưa hành muối cùng các món ăn nhiều đạm có thể gây ung thư dạ dày. Trong dưa hành muối có chứa nhiều loại acid và có vị chua nên dễ gây viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Hành muối cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể.

Hành muối cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể.

5. Ăn hành muối như thế nào để an toàn cho sức khỏe trong ngày Tết?

Để giảm bớt lượng muối bạn có thể bóc bỏ vài lớp vỏ bên ngoài rồi lấy phần dưa trắng bên trong ngâm với nước trước khi ăn.

- Hãy ăn điều độ: Ăn một lượng vừa phải dưa muối được dùng như một món ăn bổ trợ trong bữa ăn, giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.

- Chỉ ăn khi dưa đã chua có màu vàng, vị thơm ngon: Không ăn dưa hành muối xổi, dưa bị khú vì những loại này chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư.

- Trước khi ăn nên rửa nhiều lần sẽ giúp giảm độ mặn và độ chua của dưa hành muối. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ. Dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa hành, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- Nên ăn dưa hành tự muối: Tự muối dưa hành của riêng nhà bạn, có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch (lọ thủy tinh, lọ sứ, gốm, lọ inox chuyên dụng)... sẽ bảo vệ các sản phẩm an toàn. Khi dưa hành chua nên bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ nguyên được hương vị.

Tuyệt đối không được ăn dưa hành muối khi thấy dưa có váng mốc hoặc bị mốc đen bởi vì mốc chính là những loại nấm chứa các loại độc tố có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh, tim, phổi...

Một số người bị đau dạ dày, tăng huyết áp... không nên ăn dưa hành muối.

Một số người bị đau dạ dày, tăng huyết áp... không nên ăn dưa hành muối.

6. Những người nào không nên ăn dưa hành muối?

- Những người bị đau dạ dày: Ăn dưa hành muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch acid dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.

- Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch: Dưa hành muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa hành muối.

- Bệnh thận: Nhất là bệnh nhân đã bị suy thận khả năng đào thải natri kém, nên ăn dưa hành muối làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.

- Người có bệnh về đường tiêu hóa: Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa hành muối.

Về bản chất dưa hành muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại dưa hành muối, nhất là dưa hành muối xổi, ngâm giấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm đường tiêu hóa của bạn có vấn đề hơn.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi nghén, trong khi dưa hành chua có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn.

Hơn nữa, bạn sẽ không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia có thể thêm vào dưa muối có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và em bé trong bụng.

Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén cho nên mẹ bầu không nên ăn dưa hành muối.

- Trẻ em dưới 5 tuổi: Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Những lưu ý khi ăn bánh chưng trong ngày Tết để không ”rước họa vào thân”

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến Xuân về, tuy nhiên, món ăn này không phải phù hợp với mọi người và rất nhiều người ăn sai cách nên dẫn đến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải (Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN