Dự kiến, khoảng 120 nghìn liều vắc-xin COVID-19 sẽ về đến Việt Nam vào cuối tháng này

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Theo kế hoạch ban đầu sẽ có khoảng 204.000 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên về đến Việt Nam vào cuối tháng này. Tuy nhiên, dự kiến sẽ chỉ về khoảng gần 120.000 liều.

Liên quan đến 30 triệu liều vắc xin Astrazeneca dự kiến cung cấp cho Việt Nam, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản xin ý kiến Chính phủ về những nhóm đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi vắc xin về đến Việt Nam.

Theo kế hoạch ban đầu sẽ có khoảng 204.000 liều vắc xin đầu tiên sẽ về đến Việt Nam vào cuối tháng này. Tuy nhiên, dự kiến sẽ chỉ về khoảng gần 120.000 liều.

Dự kiến, khoảng 120 nghìn liều vắc-xin COVID-19 sẽ về đến Việt Nam vào cuối tháng này - 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Quan điểm của Bộ Y tế sẽ ưu tiên tuyến đầu chống dịch, trong đó sẽ ưu tiên trước cho những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, chống dịch. Sau đó, Bộ Y tế sẽ cố gắng để người dân tiếp cận được vắc xin đầy đủ”.

Với 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 Astrazeneca, VNVC là đơn vị phân phối tại Việt Nam với hệ thống tiêm chủng rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được tự ý phân phối, phải tuân theo kế hoạch của Bộ Y tế trình Chính phủ để chương trình tiêm vắc-xin được triển khai công bằng, hiệu quả.

Tương tự, các địa phương có ngân sách mua cho người dân cũng cần phải tuân theo các kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, bên cạnh nhóm ưu tiên, khi nguồn cung vắc-xin tăng lên, việc tiêm chủng sẽ mở rộng nhiều nhóm đối tượng và theo yêu cầu.

Với hình thức tiêm dịch vụ, người dân có nhu cầu có thể tiếp cận vắc-xin một cách công bằng với tiêu chí công khai, minh bạch về chi phí, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch sẽ quản lý, giám sát và điều phối hoạt động tiêm phòng COVID-19 để đảm bảo mọi người dân đều có quyền tiếp cận bình đẳng, hợp lý và hiệu quả.

Khi nguồn cung dồi dào, chủ trương của ngành Y tế là chủng ngừa COVID-19 trên diện rộng, càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Về lý thuyết cần tối thiểu trên 80% dân số được chủng ngừa để đạt miễn dịch cộng đồng.

Đây là phương án Bộ Y tế trình Chính phủ phê duyệt.

Chương trình COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19 toàn cầu) do Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sáng lập để cung cấp vắc-xin COVID-19 cho 190 quốc gia. Trước đó, GAVI đã chính thức xác nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia thành viên của Chương trình và được hỗ trợ vắc-xin. GAVI và COVAX Facility dự kiến hỗ trợ toàn bộ vắc-xin cho khoảng 20% dân số của các quốc gia.

Tuy nhiên, trên cơ sở ước tính hiện tại, Chương trình sẽ cung cấp vắc-xin và vật tư tiêm chủng miễn phí để tiêm cho khoảng 15-16% dân số của 92 quốc gia trong đó có Việt Nam.

Những điều cần biết về vắc-xin COVID-19 sắp nhập về Việt Nam

Vắc-xin COVID-19 sắp nhập về Việt Nam giúp tăng hiệu lực bảo vệ của vắc-xin khi kéo dài thời gian giữa 2 lần tiêm, hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN