Đột quỵ “trẻ hóa” - Thảm họa của cuộc sống hiện đại

Sự kiện: Đột quỵ

Nói đến đột quỵ não, người ta thường nghĩ ngay đến bệnh của những người cao tuổi hoặc của lứa tuổi trung niên trở lên nhưng những thống kê gần đây cho thấy: đột quỵ não chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở người trẻ!

Đột quỵ não ở người trẻ là đột quỵ xảy ra ở những người trưởng thành, tuổi dưới 45 và cũng có một số cách phân loại khác lấy nhóm tuổi cao hơn, khoảng từ 50 trở xuống.

“Điểm mặt” nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Hầu như tất cả các nguyên nhân gây đột quỵ ở người già đều có thể gặp ở người trẻ. Tuy nhiên, các nguyên nhân như xơ vữa động mạch thì ít gặp hơn ở người trẻ dưới 45 tuổi.

Tăng huyết áp là loại bệnh lý gây đột quỵ não thể xuất huyết não thường gặp nhất ở người già nhưng hiện nay cũng gặp với tần suất khá cao ở người trẻ. Huyết áp tăng cao thường xuyên không được kiểm soát là nguy cơ hàng đầu làm vỡ mạch và xuất huyết não. Đây là loại đột quỵ não có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao. Thống kê cho thấy xấp xỉ 30% đột quỵ não ở người tuổi dưới 45 có bệnh lý tăng huyết áp.

Đái tháo đường là loại bệnh lý ngày càng hay gặp và tỷ lệ này cũng không hề thấp ở người trẻ. Đường huyết tăng cao dẫn đến rất nhiều biến chứng trong đó có biến chứng về mạch máu.

Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.

Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.

Tổn thương thành mạch trong bệnh lý này là nguyên nhân của đột quỵ tim mạch (như nhồi máu cơ tim) và đột quỵ não (xuất huyết não, tắc mạch máu não). Đột quỵ não ở người trẻ cũng có thể là biến chứng của tổn thương thành mạch máu trong một số bệnh lý có tính chất di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers – Danlos type IV (có tổn thương lớp mô liên kết của thành động mạch) và một số các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, chấn thương, viêm hệ thống động mạch…

 Một nhóm nguyên nhân quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây đột quỵ não ở người trẻ đó là nguyên nhân do vỡ phình mạch não và vỡ búi thông động – tĩnh mạch não. Túi phình động mạch não thường có vị trí tại các vòng nối động mạch ở nền sọ (hay còn được gọi là đa giác Willis). Khi các túi phình bị vỡ ra sẽ gây xuất huyết dưới màng nhện. Búi thông động – tĩnh mạch não có nguyên nhân do bẩm sinh. Máu từ động mạch qua thẳng tĩnh mạch não (mà không chuyển tiếp qua hệ mao mạch) nên tạo những búi phồng lớn. Khi các búi phồng này vỡ ra sẽ gây xuất huyết trong nhu mô não.

Vỡ phình mạch não và vỡ búi thông động – tĩnh mạch não chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây đột quỵ não ở người trẻ.

Vỡ phình mạch não và vỡ búi thông động – tĩnh mạch não chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây đột quỵ não ở người trẻ.

Đột quỵ não do tim cũng là bệnh lý hay gặp ở người trẻ. Nhóm nguyên nhân do tim bao gồm các bệnh lý của tim tạo các cục huyết khối trong các buồng tim sau đó di chuyển lên não và gây tắc mạch não. Điển hình trong số đó là các bệnh tim như hẹp hai lá, suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp hoàn toàn. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây đột quỵ rất ít gặp ở người tuổi dưới 35 nhưng nguy cơ này tăng dần lên theo tuổi và cũng có thể gặp đột quỵ não ở độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi.

Một số bệnh lý như bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng kháng phospholipid… có khả năng tạo các cục máu đông gây tắc mạch não và đột quỵ do các nguyên nhân này chiếm 26% nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ.

Các nguyên nhân nói trên kết hợp với các yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, rượu, tình trạng béo phì, sử dụng các chất ma túy (cocaine, amphetamine, cần sa…), chế độ ăn uống không khoa học (nhiều chất béo, đường, ít rau xanh và hoa quả tươi), sử dụng thuốc tránh thai, bệnh migrain (chứng đau đầu vận mạch hay xảy ra ở phụ nữ trẻ), làm việc căng thẳng quá mức… làm tăng khả năng bị đột quỵ não ở tuổi dưới 45.

Tuân thủ “4 ít” để sống khỏe

Ở người trẻ, khi đột quỵ đã xảy ra thì cho dù bệnh nhân có qua khỏi cũng để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống (còn rất dài) sau đó. Không những bản thân người bệnh bị ảnh hưởng mà cả gia đình và xã hội cũng bị thiệt thòi do lứa tuổi dưới 45 là lứa tuổi đang ở độ chín cả về thể chất lẫn tinh thần, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Vì vậy, việc dự phòng đột quỵ ở độ tuổi này là hết sức cần thiết.

Các biện pháp bao gồm điều trị tốt các bệnh lý nguyên nhân như bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp; phát hiện sớm các dị dạng mạch não; kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như béo phì, bỏ thuốc lá, tránh lạm dụng rượu và các chất ma túy, duy trì một lối sống vui vẻ, lành mạnh, tránh áp lực quá cao trong công việc. Những người trẻ tuổi cũng nên tuân thủ một chế độ ăn khoa học: “bốn ít”: ít đường, ít mỡ, ít thịt, ít muối và tăng cường ăn rau tươi, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt).

Chế độ ăn giàu rau xanh hoa quả và gạo lứt giúp phòng ngừa đột quỵ.

Chế độ ăn giàu rau xanh hoa quả và gạo lứt giúp phòng ngừa đột quỵ.

Theo một số thống kê chưa đầy đủ, đột quỵ não ở người trẻ chiếm khoảng 12 – 20% trong tổng số các đột quỵ ở mọi lứa tuổi và xảy ra với tần suất từ 10 đến 34 trường hợp/ 100.000 dân/ năm.

5 bước quan trọng giúp ngăn ngừa đột quỵ

80% các ca đột quỵ có thể ngăn ngừa thông qua thay đổi lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS. TS. BS. Vũ Đức Định ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN