Đột phá từ Mỹ: Tìm ra cách khiến tế bào ung thư tự hủy

Sự kiện: Sống khỏe

Tế bào ung thư biến đổi để trở nên "bất tử" nhưng các nhà khoa học từ Đại học Stanford (Mỹ) đã thiết kế một loại phân tử nhỏ làm đảo ngược quá trình này.

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, nhóm nghiên cứu Stanford đã mô tả TCIP, một loại phân tử mới được họ thiết kế, có thể kích hoạt quá trình "chết theo quy trình" ở các tế bào ung thư, khiến chúng cũng phải tuân theo "quy luật sinh tử" như mọi tế bào thường.

Tế bào ung thư - Ảnh minh họa từ Internet

Tế bào ung thư - Ảnh minh họa từ Internet

Mọi tế bào đều tăng trưởng và chết theo một quy trình nhất định. Tế bào ung thư trở thành ung thư vì nó đã thay đổi để trở nên "bất tử", bỏ qua các tín hiệu "ngừng phát triển" nên không chết theo tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng các con đường dẫn đến cái chết tự nhiên vẫn còn đó, nhưng bị chặn ở một số loại ung thư, trong đó yếu tố phiên mã mang tên BCL6 liên kết với các yếu tố thúc đẩy gien gây chết tế bào và ngăn chặn sự biểu hiện của chúng.

BCL6 rất quan trọng với hệ bạch huyết. Những con chuột biến đổi gien không có nó sẽ chết vì các phản ứng viêm phức tạp.

TCIP có thể "tranh giành" BCL6, bắt nó liên kết với một chất kích hoạt phiên mã là BRD4, tức vừa "tháo cũi" cho các yếu tố gây chết tế bào vừa trực tiếp lấy mất chất xúc tác mà khối u cần để nhân lên mạnh mẽ.

Trong thí nghiệm, một loại TCIP là TCIP 1 đã tiêu diệt thành công các dòng tế bào ung thư hạch - tế bào B lớn, bao gồm dòng đột biến kháng hóa trị. Quá trình kích hoạt cơ chế tự hủy với tế bào ung thư diễn ra chỉ trong 72 giờ.

Theo Medical Xpress, phương pháp đột phá này có thể có tác dụng với đến 50% trường hợp ung thư, bao gồm các ca ung thư kháng trị.

Phát minh thiết bị chạy thận cứu sống hàng triệu bệnh nhân trên thế giới

Bác sĩ Willem Kolff được coi là cha đẻ của phương pháp lọc máu. Bác sĩ người Hà Lan này đã chế tạo máy lọc máu đầu tiên (thận nhân tạo) vào năm 1943.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN