Đột nhiên không thể mở miệng, rất có thể bạn đã mắc căn bệnh này
Vào một buổi sáng, Xiao Zhang (Trung Quốc) định ăn 1 chiếc bánh kếp, nhưng đột nhiên cô phát hiện ra rằng mình không thể mở miệng.
Khó khăn lắm Xiao Zhang mới có thể mở miệng ra, nhưng khi nhai lại phát hiện nửa bên mặt bị đau và cô ngay lập tức đến bệnh viện.
Bác sĩ chẩn đoán rằng, Xiao Zhang có thể bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) do thường xuyên bị trật khớp hàm dưới.
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là gì?
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD), còn được gọi là rối loạn khớp hàm dưới, là một bệnh khớp của khoang miệng với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 25%. Trong số các bệnh răng miệng phổ biến, bệnh TMD đứng thứ 4, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới và chủ yếu là độ tuổi thanh niên.
Những triệu chứng của TMD
- Đóng mở miệng tạo ra tiếng ồn;
- Hàm dưới bị cứng, khiến việc đóng mở miệng bị hạn chế;
- Trật khớp hàm dưới;
- Đầu, mặt, cổ, vai đau nhức.
Nguyên nhân bị TMD
Hiện tại, nguyên nhân của TMD vẫn chưa rõ ràng, nhưng chủ yếu là những yếu tố sau:
Các yếu tố ảnh hưởng
- Rối loạn khớp cắn
- Sự phát triển bất thường của hệ thống mũi - hàm (quá trình lồi cầu và kích thước hố ổ chảo không phù hợp,...)
- Thói quen răng miệng xấu: nghiến răng, nhai một bên,...
- Các khía cạnh tâm lý: lo lắng, trầm cảm,…
Các yếu tố thúc đẩy
- Chấn thương ở đầu và mặt
- Hệ thống răng miệng và hàm trên quá tải: ngáp, há miệng quá mức do gặm và cắn thức ăn, tổn thương do cắn vật cứng, há miệng kéo dài, điều trị răng miệng lâu ngày, thói quen răng miệng không tốt
- Kích thích đau, chẳng hạn như kích thích đau do viêm màng ngoài tim, răng khôn
- Các kích thích môi trường, chẳng hạn như kích thích lạnh, căng thẳng và chấn thương do các sự kiện trong cuộc sống,…
Yếu tố gây kéo dài
Bao gồm các yếu tố tâm lý, trao đổi chất và miễn dịch.
Nên làm gì khi bị TMD?
Các phương pháp điều trị bao gồm: băng cố định, tiêm botox để làm tê liệt cơ, phẫu thuật cắt bỏ các xương liên quan,…
Cách tự giảm rối loạn thái dương hàm (TMD)
Có một số điều đơn giản bạn có thể làm để cố gắng giảm đau hàm.
Nên:
- Ăn thức ăn mềm như mì ống, trứng tráng và súp
- Uống paracetamol hoặc ibuprofen
- Giữ túi nước đá hoặc túi nhiệt vào hàm, tùy theo cảm giác nào thoải mái hơn
- Xoa bóp cơ hàm bị đau
- Cố gắng tìm cách để thư giãn
Không nên:
- Không nhai kẹo cao su quá thường xuyên
- Không cắn thức ăn bằng răng cửa
- Đừng ngáp quá rộng
- Bỏ thói quen cắn móng tay
- Không nghiến răng. Ngoài khi ăn, 2 hàm răng nên cách xa nhau
- Không cho tay chống cằm lệch 1 bên
Nguồn: [Link nguồn]
Rối loạn cương dương đang là nỗi lo lắng của nhiều quý ông, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, đời sống sinh hoạt của nhiều cặp đôi.