Độ tuổi nào phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tuy là căn bệnh phổ biến nguy hiểm có thể gây tử vong nhưng ung thư cổ tử cung nếu được tầm soát phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.
Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng khoa Khám Chuyên gia - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, tài chính, tâm lý và hạnh phúc gia đình.
(Ảnh minh họa).
Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể biểu hiện mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng ít người nghĩ đến ung thư cổ tử cung, không đi khám sớm dẫn đến điều trị muộn nên hiệu quả điều trị kém.
Việc tầm soát ung thư được thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục. Sau 21 tuổi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, trong đó độ tuổi mắc phổ biến nhất là từ 35 - 44 tuổi.
Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn, đa số định kỳ từ 1 - 3 năm/lần.
Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư giúp tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.
Hiện nay, có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap-Smear và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo, nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.
Quy trình thực hiện xét nghiệm thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường chỉ mất tầm vài phút. Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap-Smear chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:
- Tránh quan hệ, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.
- Nên thực hiện tầm soát sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.
- Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm, nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.
Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có những thay đổi tiền ung thư nhưng chỉ một số phụ nữ tiền ung thư cổ tử cung mới phát triển thành ung thư thực sự. Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.
Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư.
Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.
Ung thư cổ tử cung là sự phát triển bất thường của các mô trong cổ tử cung. Tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng virus HPV - yếu tố quan trọng có...
Nguồn: [Link nguồn]