Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết khi mà giữa những 'mâm cao cỗ đầy' nhiều người có thói quen ăn uống 'thả ga'.

Bệnh gout là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gout thường bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng của bệnh xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric cao, các tinh thể uric sẽ có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.

Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết - 1

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Bệnh gout gây ra bởi một tình trạng được gọi là tăng axit uric máu, khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể. Tình trạng này là do quá trình chuyển hóa purin, tạo thành axit uric. Purin cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan.

Hải sản giàu purine bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ.

Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống chứa nhiều đường, đặc biệt các sản phẩm có sử dụng có hàm lượng fructose cao làm tăng nồng độ axit uric cao hơn.

Khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể, các tinh thể axit uric (mononatri urat) có thể tích tụ trong các khớp, dịch và các mô trong cơ thể, các tinh thể urat sắc nhọn giống như kim trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.

Bệnh gout thường do 3 nguyên nhân hay gặp sau:

Một là, do tăng sản xuất acid uric nội sinh;

Hai là, do giảm đào thải acid uric ở thận;

Ba là, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.

Lưu ý: Tăng axit uric máu không phải lúc nào cũng gây ra bệnh gout và tăng axit uric máu không có triệu chứng thì chưa cần điều trị.

Để đón một cái Tết trọn vẹn, người bệnh gout cần ăn uống, sinh hoạt điều độ theo tư vấn của bác sĩ.

Để đón một cái Tết trọn vẹn, người bệnh gout cần ăn uống, sinh hoạt điều độ theo tư vấn của bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gout

Vẫn cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về gen và các yếu tố môi trường góp phần vào sự tích tụ urat trong máu. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, bao gồm:

- Có nồng độ urat cao, tuy nhiên, không phải ai có mức độ cao đều mắc bệnh gout.

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gout.

- Tuổi và giới tính: Bệnh gout xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, chủ yếu là do phụ nữ có xu hướng có nồng độ axit uric thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ gần bằng với nam giới. Đàn ông cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh gout sớm hơn - thường ở độ tuổi từ 30 đến 50 - trong khi phụ nữ thường phát triển các dấu hiệu và triệu chứng sau khi mãn kinh.

- Uống nhiều rượu, bia.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu purin

- Uống nhiều đồ uống có hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như nước ngọt đóng chai,…

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, như:

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Hội chứng chuyển hóa.

- Bệnh thận mạn tính.

- Tăng huyết áp.

- Bệnh vẩy nến, thiếu máu tán huyết hoặc một số bệnh ung thư…

- Tiền sử hoặc đang sử dụng một số loại thuốc (thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporine, thuốc ức chế miễn dịch,…)

Thịt đỏ và thịt nội tạng chứa nhiều purin, quá trình chuyển hóa purin sẽ tạo thành axit uric gây bệnh gout.

Thịt đỏ và thịt nội tạng chứa nhiều purin, quá trình chuyển hóa purin sẽ tạo thành axit uric gây bệnh gout.

Một số lưu ý về dinh dưỡng, đặc biệt dịp Tết

1. Giảm cân khi có thừa cân - béo phì

Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout và giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng calo và giảm cân - ngay cả khi không có chế độ ăn kiêng hạn chế purine - sẽ làm giảm nồng độ axit uric và giảm cơn gout cấp. Giảm cân cũng làm giảm căng thẳng chung cho khớp.

2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt hay carbohydrate phức

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, cung cấp carbohydrate phức. Tránh thực phẩm và đồ uống có sirô ngô có hàm lượng đường fructose cao và hạn chế uống nước ép trái cây ngọt tự nhiên, mứt, bánh kẹo ngọt,…

3. Uống đủ nước

Nên uống nước lọc hoặc nước khoáng, hạn chế nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả,…

4. Hạn chế chất béo bão hoà

Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo (thịt ba chỉ, thịt đông, giò mỡ,…) và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa đặc có đường, sữa nguyên kem,…). 

Tăng cường thay thế bằng dầu, các hạt có dầu,…

5. Sử dụng chất đạm hợp lý

Nên sử dụng thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít chất béo và đậu lăng làm nguồn cung cấp chất đạm. Hạn chế các nội tạng như óc, lòng, tim, gan,… Nên kiểm soát tổng số lượng chất đạm sử dụng cho từng bữa, từng ngày để tránh đưa quá nhiều lượng purin cho cơ thể; thông thường chỉ nên bổ sung 1g chất đạm/kg cân nặng/24h.

6. Hạn chế sử dụng rượu, bia

Rượu, bia có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn gout tái phát. Vì vậy nên hạn chế sử dụng rượu, bia theo khuyến nghị.

7. Bổ sung 500mg vitamin C/24h có thể giúp giảm nồng độ axit uric hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để phù hợp với chế độ dinh dưỡng và kế hoạch dùng thuốc.

8. Có thể sử dụng cà phê, nhưng nên cần trao đổi với bác sĩ của bạn về lượng cà phê phù hợp.

Ngoài ra, cần duy trì các hoạt động thể lực hàng ngày, như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bóng chuyền hơi, dân vũ thể thao,…

Cần duy trì tập tối thiểu 30 phút/ngày, với người trẻ nên tập 60 phút/24h, đặc biệt những người cần giảm cân.

6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn

Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần lớn giúp người bị gút cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người bệnh gút nên ăn gì là tốt nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) ([Tên nguồn])
Bệnh gout Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN