Điều gì xảy ra khi uống trà gừng táo đỏ hàng ngày?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trà gừng táo đỏ giúp giải độc, giảm cân, tăng cường miễn dịch... nếu uống thường xuyên.

Trà gừng táo đỏ. Ảnh: Sohu

Trà gừng táo đỏ. Ảnh: Sohu

1. Giải độc

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, khi cơ thể không thể bài tiết chất độc ra ngoài sẽ biểu hiện qua tình trạng hôi miệng, táo bón, mụn trứng cá, lưỡi vàng, sưng nướu, mắt đỏ, loét miệng. Đồng thời, gan khí bị ứ đọng.

Táo đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C, một lượng nhỏ canxi và các loại axit amin. Trong các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, táo đỏ có tác dụng giảm đau, an thần, bổ khí huyết; là thực phẩm tốt để bảo vệ gan, bổ sung khí; có thể làm tăng protein huyết thanh, do đó giúp duy trì giải độc gan.

Còn gừng có tác dụng giải độc, làm ấm cơ thể, giảm nôn. Đặc biệt, nó còn giải được độc cá và cua. Do vậy, khi kết hợp táo đỏ và gừng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

2. Giảm cân

100 g táo đỏ cung cấp 10 g chất xơ, chiếm 30% lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày. Uống trà táo đỏ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Chiết xuất từ quả táo đỏ cũng giúp giảm táo bón, trị chứng đầy hơi, chướng bụng, thu nhỏ vòng eo.

Một số người mắc chứng béo phì dạng phù nề do tích tụ nước trong cơ thể không thể thải ra ngoài. Trà táo đỏ có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa nước và giảm cân trong trường hợp béo phì dạng phù nề.

Mặt khác, gừng chứa gingerol, có tác dụng thúc đẩy sự giãn nở mạch máu, tăng tốc độ lưu thông máu, mở lỗ chân lông trên cơ thể và loại bỏ nhiệt dư thừa, từ đó giảm cân.

3. Điều hòa chức năng tiêu hóa

Trong cuốn sách Bốn thế hệ y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng thực phẩm thay vì thuốc, tác giả Chen Yunbin, chuyên gia về liệu pháp ăn kiêng và sức khỏe Trung Quốc, cho biết gừng và táo đỏ thường được sử dụng cùng nhau trong các bài thuốc Đông y. Bởi gừng làm ấm lá lách và dạ dày, táo đỏ bổ sung khí. Chúng có tác dụng điều hòa nhất định đối với một số vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp trong mùa hè như chán ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa, tiêu chảy...

Đặc biệt sau khi bị cảm, mọi người thường cảm thấy buồn nôn, muốn nôn, ăn không ngon miệng. Uống một ít trà gừng và táo tàu có thể loại bỏ những cảm giác khó chịu này.

4. Cải thiện khả năng miễn dịch

Vẫn trong cuốn sách Bốn thế hệ y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng thực phẩm thay vì thuốc, uống trà gừng táo đỏ vào đầu mùa hè sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế mắc bệnh hơn.

Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Wu Mingzhu nói, táo đỏ có tác dụng bổ huyết, an thần, dưỡng lá lách, gan và dạ dày. Nó không chỉ cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn có lợi cho việc sửa chữa sụn khớp.

Những điều cần biết trước khi uống trà

- Thích hợp với người thể chất lạnh (thể hàn, thể thiên hàn). Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của người có thể chất lạnh là quanh năm sợ lạnh, sờ vào thấy tay chân lạnh, một số bộ phận trên cơ thể sẽ dễ bị đau, chẳng hạn như chân hoặc bụng. Uống trà gừng táo đỏ mỗi sáng có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề này.

- Nếu không có thể chất lạnh, bạn không nên uống trà gừng và táo đỏ hàng ngày suốt cả năm.

- Cách uống trà gừng táo đỏ tốt nhất mỗi ngày là uống hết vào buổi sáng và không muộn hơn buổi trưa, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Những người có thể chất âm hư, hỏa khí như môi đỏ, miệng khô, dạ dày khó chịu không nên uống trà gừng táo đỏ vì sẽ gây đờm, nóng trong.

- Không uống trà gừng táo đỏ nếu bị lở miệng, đau họng.

- Phụ nữ cuối thai kỳ, người mắc viêm da cấp tính, chàm; người có vết thương chưa lành trên cơ thể không nên uống trà gừng táo đỏ.

Công thức nấu trà gừng táo đỏ đơn giản

Cách làm: 8-10 lát gừng; 8-9 quả táo đỏ, đun trong nồi nước 20 phút, thêm đường nâu, nấu thêm 10 phút, không uống quá nhiều một lúc. Có thể ăn lát gừng, táo đỏ và cuối cùng uống trà.

Bạn nên uống nó khi bụng đói vào buổi sáng, tránh ăn đồ sống, lạnh và nhiều dầu mỡ vào buổi sáng. Không ăn gừng vào buổi tối vì nó có hại hơn lợi.

Nguồn: [Link nguồn]

Táo đỏ có nhiều vitamin C, tăng cường khí huyết, giúp hạ huyết áp, lipid máu... nếu ăn thường xuyên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hằng Trần (Theo Sohu, Yahoo) ([Tên nguồn])
Sức khỏe gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN