Điều gì xảy ra khi bạn nghiện uống nước trà đặc và cà phê?
Trà đặc và cà phê dù có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng sử dụng quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Trà và cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người tiêu dùng hiện nay, vì chúng có thể giúp bạn tỉnh táo trong thời gian dài.
Anh Huỳnh Nghĩa, nhân viên lái xe đường dài tại TP.HCM cho biết, hơn 4 năm qua, anh Nghĩa vẫn giữ thói quen uống trà đặc và cà phêmỗi khi làm việc, để giúp cơ thể tỉnh táo.
Trà và cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người tiêu dùng hiện nay. Ảnh: TRẦN HẢO
"Do lo sợ tác hại của các thức uống tăng lực nên tôi chọn cà phê và trà đặc để uống mỗi ngày. Dù vậy, tôi vẫn lo lắng không biết hai loại thức uống này có tốt cho sức khỏe để sử dụng liên tục trong thời gian dài hay không?"- anh Nghĩa băn khoăn.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trà và cà phê là những thức uống có giá trị dinh dưỡng. Trong trà có tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, protid, các chất khoáng và sắc tố. Cà phê chứa lipid, protid, chất khoáng và cafein.
Trà và cà phê đều chứa cafein nên có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch...
Cũng theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong trà khô có chứa 2,5-4% cafein còn ở cà phê lượng cafein là 0,6-2,4%.
"So với trà, lượng cafein chứa trong cà phê thấp hơn, nhưng cà phê tác dụng mạnh hơn trà vì chúng ta thường dùng tới 10-15g cà phê để pha 1 cốc, còn trà thì dùng ít hơn nhiều.
Vì vậy khi chúng ta dùng nhiều cà phê và nước trà đặc thì không có lợi cho sức khỏe như ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thận luôn luôn bị kích thích ở trạng thái hưng phấn.
Đặc biệt đối với những người bị tim, tăng huyết áp không nên dùng cà phê và nước trà đặc. Người dân nên dùng trà và cà phê vào buổi sáng, tránh dùng trước khi đi ngủ"- Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị.
Uống vài tách trà mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe của nhiều người. Nhưng cách đây không lâu, một người đàn ông 65 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện vì bị thiếu...
Nguồn: [Link nguồn]