Điểm mặt những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ thực phẩm ngày Tết

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã điểm mặt một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc trong những ngày lễ.

Rượu giả

Tết đến chính là thời điểm nhu cầu về rượu tăng cao khiến lượng hàng giả có cơ hội trà trộn và gây ra các hậu quả khôn lường. Những chai rượu giả có chứa hàm lượng methanol rất cao – còn được biết đến là cồn công nghiệp.

Khi uống loại rượu có nồng độ methanol cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và gan, gây mất kiểm soát hệ thần kinh, thậm chí gây ngộ độc và dẫn đến tử vong.

Mứt giả, bánh kẹo giả

Bánh, mứt, nước ngọt và thực phẩm giá rẻ không rõ nơi sản xuất, thực phẩm có màu (hóa chất) và mùi lạ, không rõ hạn dùng.

Điểm mặt những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ thực phẩm ngày Tết - 1

Các loại hải sản khô

Các loại hải sản khô lâu ngày bị nấm mốc, các loại cá và hải sản không tươi sống hay chưa chín kỹ.

Rau sống

Ngày Tết, để chống ngán, nhiều gia đình có thói quen mua rất nhiều rau sống về ăn. Tuy nhiên, rau sống cũng chứa không ít nguy hiểm khôn lường nếu ăn không đúng cách.

Ngoài việc chần rau qua nước sôi trước khi ăn cũng được rất nhiều người áp dụng. Bởi khi ở nhiệt độ cao những vi khuẩn sẽ chết hết và không thể gây hại cho cơ thể bạn được.

Lưu ý: Nên phân loại và để riêng các loại rau cải dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác; rau cải và thịt cá cần để riêng khi rửa để tránh nhiễm các loại vi khuẩn giữa chúng.

Nên để rau thật ráo nước rồi mới ăn, bởi khi rau còn dính nước lã chúng ta ăn vào sẽ rất dễ bị đau bụng (nhất là trẻ em).

Dưa cà bị mốc

Khi dưa hoặc cà mới bị mốc nổi váng trắng, người ta vẫn có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm đã đun sôi rửa sạch để ăn. Tuy nhiên, khi chúng đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen tức đã xuất hiện các vi nấm độc hại.

Để an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần lựa chọn mua sản phẩm ở những nơi uy tín. Ngoài ra, việc trang bị những kiến thức cơ bản về phân biệt rượu giả và thật cũng rất cần thiết để tránh được những hậu quả đáng tiếc do chúng gây ra.

Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn, các thức uống tự pha chế không đảm bảo vệ sinh.

Do đó, người tiêu dùng cần ăn các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc.

Các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, cần rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Cục An toàn thực phẩm phản hồi ý kiến ”cảnh báo vụ ngộ độc Pate Minh Chay quá chậm trễ”

Có ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước (Cục An toàn thực phẩm) thông tin về sản phẩm Pate Minh Chay nguy hại là quá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN