Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh nhất từ trước tới nay

Dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay với 105.000 ca mắc trên cả nước, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018 và đã làm hơn 15 người tử vong.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận 124.751 ca sốt xuất huyết (SXH), 15 người tử vong.

Số bệnh nhân hiện tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2018. 10 tỉnh có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất cả nước là: Khánh Hòa, Đăk Nông, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đăk Lắk, Bình Phước, Đà Nẵng, Gia Lai, TP HCM, Phú Yên, Bình Dương.

BS thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

BS thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Riêng tại Hà Nội 8 tháng đầu năm đã ghi nhận 1.852 bệnh nhân sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 309 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện. Hà Nội đứng thứ 36 cả nước theo tỷ lệ ca bệnh trên 100.000 dân.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, muỗi lây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Loại muỗi gây bệnh SXH không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

Các chuyên gia dự báo dịch bệnh SXH trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc bệnh tại nhiều địa phương.

Nguyên nhân là do diễn biến bất lợi của thời tiết, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Do vậy, người dân không được chủ quan trong phòng chống dịch bệnh.

Về điều trị bệnh sốt xuất huyết, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đa số bệnh nhân SXH không có biến chứng nặng song một số trường hợp hiếm gặp là xuất huyết não.

Do vậy, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nặng thì có thể theo dõi cho điều trị ngoại trú, mỗi ngày tái khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Còn nếu bệnh nhân có những dấu hiệu cảnh báo SXH, hoặc các trường hợp có nguy cơ cao thì mới nhập viện.

Ông Kính cảnh báo, thực tế cho thấy có một số bệnh nhi khi nhập viện đã bị sốc sốt xuất huyết rất sâu, khiến cho công tác điều trị rấtkhó khăn. Vì vậy, cần phải có sự chẩn đoán bệnh sớm, để có chiến lược theo dõi đúng và kịp thời. Thông thường, trẻ bị sốc là do máu cô đặc quá, nên phụ huynh không được tự ý điều trị cho trẻ, mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được theo dõi.

Nếu người dân có dấu hiệu sốt cao kèm đau đầu, đau mỏi toàn thân... thì nên nghĩ đến SXH đầu tiên, tránh chủ quan cho rằng cảm sốt thông thường.

Để hạn chế ca mắc, tử vong và khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, các phương tiện cần thiết cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.

Vì sao vẫn có người nguy kịch dù xét nghiệm âm tính với sốt xuất huyết?

Trên thực tế vẫn có trường hợp âm tính với sốt xuất huyết nếu xét nghiệm được thực hiện ngay trong ngày sốt đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN