Dịch cúm A bùng phát, trẻ nhập viện liên tục do bệnh chuyển nặng, cha mẹ cần làm gì?
Những ngày gần đây, số trẻ nhập viện do cúm A tăng cao và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Nhiều trường hợp bệnh nhi xuất hiện diễn tiến nặng như suy hô hấp, co giật…. Vậy, cha mẹ làm thế nào để bảo vệ con khỏe mạnh, tránh biến chứng nguy hiểm?
Cúm A – “Cơn ác mộng” của cha mẹ có con nhỏ
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, có khoảng 44% ca bệnh cúm A nhập viện là trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% có biểu hiện viêm não.
Đặc biệt, số trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, dễ dẫn đến nguy cơ “dịch chồng dịch”.
Lý giải thực trạng này, các chuyên gia cho biết: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đề kháng còn non yếu, chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh nên rất dễ ốm bệnh. Thêm nữa, thời điểm này, trẻ đi học, đi du lịch cùng gia đình nên khả năng lây nhiễm cao hơn. Chưa kể, tương tự Covid-19, cúm lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
Bên cạnh đó, thời tiết biến đổi bất thường, tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh, có thể là điều kiện lý tưởng để virus cúm A sinh sôi, phát triển và bùng phát thành dịch “trái mùa”. Ngoài ra, thời tiết nóng, ngồi phòng điều hòa kín, thông gió kém cũng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn lây lan, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Thông thường, cúm A được coi là bệnh nhẹ, hầu hết trường hợp mắc bệnh hồi phục sau khoảng một tuần. Trẻ bị cúm A thường có các dấu hiệu điển hình như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, có thể sốt cao 39-40 độ… Thế nhưng, các triệu chứng của cúm A giống với cúm thông thường và các bệnh đường hô hấp khác, do đó, cha mẹ rất khó phát hiện.
Nguy hiểm hơn với trẻ biếng ăn, đề kháng kém, cúm A có thể diễn biến nặng và xuất hiện biến chứng như viêm phổi, phù phổi do suy tim, suy đa tạng. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường như họng đỏ xung huyết toàn bộ, mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, khó thở…, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay.
Chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách tại nhà
Những trẻ mắc cúm A ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Khi trẻ sốt trên 38 độ, cần cho trẻ uống hạ sốt và thời gian dùng hạ sốt cách nhau 4-6 tiếng, ngày dùng không quá 4 lần
- Nếu bé ho, cha mẹ có thể sử dụng thuốc ho thảo dược hoặc khí dung
- Vệ sinh mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày
- Cho trẻ uống đủ nước và giữ ẩm phòng để giữ ẩm đường hô hấp
- Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cho trẻ, mà cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho người khác
- Cho bé ăn đủ chất, có thể cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…, uống thêm nước ép hoa quả, ăn thêm trái cây… Nếu bé chán ăn thì không nên ép con mà chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày
Đặc biệt, nếu sau 3-5 ngày, các triệu chứng bệnh ở trẻ không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay.
Trên thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm A ở trẻ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách phòng bệnh hiệu quả cho con.
Làm thế nào để phòng cúm A hiệu quả ở trẻ?
Để tránh cho trẻ bị nhiễm siêu vi, cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ định kỳ hàng năm và giữ vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng với nước sạch; che miệng khi hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối). Đồng thời, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm hoặc mắc các bệnh khác.
Đặc biệt, cúm A do virus gây ra, không có thuốc đặc trị, do đó, tăng đề kháng chính là "chìa khóa" quan trọng để giúp con nâng cao thể trạng, hạn chế nhiễm bệnh hoặc bệnh chuyển biến xấu.
Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý, tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, cha mẹ cần quan tâm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho trẻ, bởi dinh dưỡng là yếu tố quyết định khả năng của hệ miễn dịch.
Đặc biệt, giới chuyên môn khuyến khích bổ sung hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu Beta-glucan. Nghiên cứu khác của nhóm TS. R. Fuller cho thấy nhóm được bổ sung beta-glucan có số ngày có triệu chứng cảm hoặc cúm ít hơn nhóm không bổ sung.
Một thử nghiệm tiền lâm sàng khác của nhóm TS Vaclav Vetvicka cũng cho thấy: Beta-glucan kích thích các phản ứng miễn dịch và sinh kháng thể chống virus cúm, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Hoạt chất đặc biệt này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Ngoài Beta-glucan, Gadopax còn có vitamin C, vitamin D, kẽm, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 28 28 32 Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Nguồn: [Link nguồn]
Những ngày gần đây, trẻ luôn bị “đe dọa” bởi hàng loạt các bệnh như tiêu chảy, tay chân miệng, viêm phổi, viêm phế quản… Bệnh này chưa khỏi hẳn lại đến bệnh khác...