Dịch cúm A bùng phát, nhiều người đang nhầm lẫn dấu hiệu của cúm A và cảm
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai đưa ra cách phân biệt cúm A và dấu hiệu thế nào là cảm để mọi người nhận biết để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bộ Y tế cảnh báo, ở miền Bắc có khí hậu lạnh ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm A dễ dàng phát triển và lan truyền.
Thêm vào đó ô nhiễm môi trường tăng cao, điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới… vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A.
Ở miền Bắc có khí hậu lạnh ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm A dễ dàng phát triển và lan truyền.
Theo số liệu giám sát năm 2019, tính đến đầu tháng 12 có trên 400.000 người mắc cúm và 10 người tử vong vì cúm A.
Hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn giữa cúm và cảm nên vẫn để lại những biến chứng nguy hiểm.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai đưa ra cách phân biệt cúm A và cảm để mọi người nhận biết để điều trị kịp thời.
Cúm A
Ít khi gây sốt. Trương trường hợp gây sốt thì sốt không cao, kéo dài 1-2 ngày.
Cảm ít gây nhức đầu, đau cơ nhẹ. Thay vào đó là mệt mỏi nhiều, kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Bên cạnh đó, cúm A thường gây nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, kéo dài 1-2 ngày.
Đặc biệt, cúm A thường gây khó chịu ở ngực, ho ở mức độ nhẹ, trung bình và ho khan.
Hầu hết các trường hợp cúm mùa phải nhập viện là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật. Một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch...
Đa phần cúm là ở thể nhẹ, chiếm khoảng 80-90%. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng khi con có biểu hiện cúm.
Song, cha mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu bệnh cúm A trở nặng dưới đây để đưa con đi bệnh viện kịp thời:
- Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Co giật.
- Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
Với những trường hợp còn lại chỉ cần điều trị triệu chứng vào theo dõi. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ cần nới rộng quần áo cho trẻ, chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4-6 giờ uống nhắc lại một lần nếu sốt trên 38,5 độ.
Hằng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 9 phần nghìn vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, không dùng khăn xô vì nếu không thay khăn mới, dùng khăn cũ thì virus vẫn bám lại trên khăn.
Đồng thời thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Cảm
Thường gây sốt cao đặc biệt là trẻ nhỏ và kéo dài từ 2-5 ngày. Thường xuyên nhức đầu, đau nhức cơ nhiều, mệt mỏi thường gặp, có thể kéo dài từ 2-3 tuần.
Nghẹt mũi, hắt hơi ít gặp hơn so với cúm. Ngoài ra, cảm ít gặp đau họng, gây khó chịu nhiều ở ngực, ho rất nhiều và dai dẳng.
Các triệu chứng như hắt hơi, nói bằng giọng mũi do nghẹt mũi, chảy nước mũi thì đích thị đó là bị cảm lạnh. Bị nặng, nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm khuẩn.
H3N2 là dịch cúm cực kỳ nguy hiểm đang bùng phát dữ dội trên cả thế giới và số người tử vong vẫn đang tăng ở các...
Nguồn: [Link nguồn]