Địa liền chữa đau dạ dày
Địa liền còn gọi là tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương... là cây thảo sống lâu năm, không có thân.
Cây địa liền
Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ hình trứng, mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang. Thân và rễ có mùi thơm và vị nồng, mùa hoa, quả tháng 5-7...
Địa liền thường được trồng lấy củ làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng thân rễ vào mùa đông - xuân. Thu hái thân rễ vào mùa khô. Đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, phơi khô (không được sấy bằng than), sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy, thân rễ địa liền chứa 2,4-3,9% tinh dầu, để lạnh sẽ thu được phần kết tinh mà thành phần chủ yếu là p-methoxy ethylcinnamate chiếm 20-25%; Còn có những chất khác như: Pentadecan, ethylcinnamate, o-methoxy ethylcinnmate, p-methoxy ethylcinnamate, camphen, borneol, p-methoxystyren.
Theo tài liệu cổ, địa liền vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị; Có tác dụng ôn trung tán hàn, trữ thấp, tránh uế; Chữa đau răng, ngực, bụng lạnh đau. Thường được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu...
Địa liền 2g, quế chi 1g, tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong ngày, chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh.
Cây thanh táo còn gọi là thuốc trặc, tần cửu, có tên khoa học Justicia gendarussa L. f. (Gendarussa vulgaris Nees), thuộc họ Ô rô...