Đỉa bò lúc nhúc trong cua đồng, chuyên gia nói gì?

Hôm qua, một bức ảnh ký sinh trùng bò lổm ngổm trong cua đồng được đăng lên mạng đang khiến nhiều người phát hoảng.

Hôm qua, một bức ảnh được chia sẻ lên facebook cho thấy sau khi làm cua, một số sinh vật nhỏ dài đã bò ra lúc nhúc. Thực chất loại kí sinh trùng có trong cua là gì và nguy hại thế nào đang là điều nhiều người quan tâm.

Đỉa bò lúc nhúc trong cua đồng, chuyên gia nói gì? - 1

 

Bức ảnh chia sẻ trên facebook cho thấy những con trông như giun hoặc đỉa bò ra từ thịt cua sau khi làm cua.

PGS, TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế), cho hay cua đồng là động vật sống ở tầng đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có hai càng, một to và một càng nhỏ hơn, hai gọng cua đồng có màu vàng cháy, toàn thân có màu sắc nâu vàng.

Thịt cua đồng ngọt lạnh, ít độc, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn. Gạch cua có nhiều cholesterol, cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines. Tuy nhiên, do đặc trưng môi trường sống dưới nước, ruộng lầy, nhiều bùn đất nên trong cua đồng hay có ký sinh trùng và một số vi sinh vật. Nếu những kí sinh trùng này vào cơ thể sẽ nguy hiểm khôn lường.

Đỉa bò lúc nhúc trong cua đồng, chuyên gia nói gì? - 2

 

Còn đây là bức ảnh từ tháng 6 năm ngoái của báo Kiến Thức cho thấy một số loài ký sinh trong cua.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, trong cua có thể chứa rất nhiều kí sinh trùng và vi sinh vật do cua ăn phải trứng giun, sán trong bùn đất, sau đó, trứng giun sán nảy nở và sinh sôi trong mình cua.

Theo ông Thịnh, những cá thể có trong cua mà nhiều người nhầm tưởng là vắt hay đỉa chính là những con giun nhỏ này. Con người chỉ có nguy cơ nhiễm giun, sán khi ăn cua sống hoặc nấu chưa chín. Tuy nhiên, cách chế biến này rất ít khi xảy ra. Khi được nấu chín, trứng giun, sán hay các ký sinh trùng khác đều chết, khó có cơ hội đi vào cơ thể.

Theo vị chuyên gia này, để an toàn, chúng ta không nên ăn phần óc có trong mai cua. Đó là nơi chứa nhiều trứng giun, sán nhất. Bạn nên rửa sạch đất cát, rêu bám trên mình cua, bóc và ngâm vào nước để trứng giun trôi ra ngoài trước khi giã, lọc lấy nước.

Khi cua đã được giã kỹ và lọc phải để lắng rồi lọc qua lọc lại nhiều lần từ nồi này qua nồi khác để con kí sinh trùng bám lại đáy nồi. Nếu đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, các ký sinh trùng và vi sinh vật sống trong mình cua hoàn toàn không gây hại cho cơ thể chúng ta, các chuyên gia khẳng định.

Ngoài ra, chị em cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn cua đồng, đảm bảo chúng được bắt hoặc nuôi nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đời sống & Pháp luật ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN