Đi ngủ lúc mấy giờ được tính là thức khuya?
Thức khuya đang là thói quen khó bỏ của rất nhiều người và nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn.
Ảnh: Pinterest
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Tim mạch Fuwai thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc, Đại học Trung Quốc Hong Kong, khảo sát hơn 136.000 người trung niên và người cao tuổi ở 26 quốc gia. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người đi ngủ muộn và không ngủ đủ giấc có nhiều khả năng tăng cân. Vòng eo của họ cũng tăng đáng kể, dẫu một số người ngủ bù vào ban ngày.
Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 35 đến 70, với độ tuổi trung bình là 51. Họ được chia thành 5 nhóm dựa vào thời điểm đi ngủ vào ban đêm:
Nhóm 1: Ngủ từ 18-20h
Nhóm 2: Ngủ từ 20-22h
Nhóm 3: Ngủ từ 22-0h
Nhóm 4: Ngủ từ 0-2h
Nhóm 5: Ngủ từ 2-6h
Kết quả nghiên cứu cho thấy so với nhóm 1 (ngủ từ 18-20h), những người đi ngủ sau 22h có nguy cơ béo phì, béo bụng tăng 20%. Đặc biệt với những người đi ngủ sau 2h, nguy cơ béo phì tăng 35%, nguy cơ béo bụng tăng 38%.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên 27%. Ngay cả một giấc ngủ ngắn trong ngày cũng không thể bù đắp cho việc thiếu ngủ vào ban đêm. Do đó, vì sức khỏe, mỗi tối bạn nên đi ngủ trước 22h.
Cơ thể của người thường xuyên thức khuya có những khác biệt gì so với người đi ngủ sớm?
1. Thức khuya gây ra 13 bệnh mãn tính
Một nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine chỉ ra rằng thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài, ngủ với giờ giấc lộn xộn mỗi ngày, thời gian ngủ sâu giấc ngắn ngủi có thể làm tăng nguy cơ mắc 13 bệnh mãn tính. Đó là tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, lo âu, suy giáp, mỡ máu cao, béo phì, rối loạn lưỡng cực, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hen suyễn, đau nửa đầu, rung nhĩ...
2. Thức khuya sẽ khiến bạn buồn bã
Ảnh: Pinterest
Một nghiên cứu của Đại học Columbia ở Mỹ cho thấy việc đi ngủ muộn đặc biệt có hại cho phụ nữ. Việc đi ngủ muộn 1,5 tiếng so với thói quen thường nhật cũng có thể làm tổn thương các tế bào mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Dữ liệu cho thấy sau 6 tuần thiếu ngủ, các tế bào mạch máu không thể bắt đầu phản ứng chống oxy hóa để loại bỏ các phân tử có hại, dẫn đến viêm tế bào và rối loạn chức năng, đây là tín hiệu sớm cho sự phát triển của bệnh tim mạch.
3. Thức khuya không chỉ có hại cho cơ thể mà còn có thể rút ngắn tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Đời sống Bắc Kinh và Viện Nghiên cứu Liên ngành Y sinh tại Đại học Thanh Hoa phát hiện ra rằng ngủ không đủ giấc rất có hại cho cơ thể, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bạn không ngủ trong bốn ngày liên tục, cơ thể sẽ trải qua phản ứng viêm nghiêm trọng, dẫn đến tỷ lệ tử vong khoảng 80%.
Phần bổ sung: 4 loại thực phẩm tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ cho người hay mất ngủ
1. Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và gạo lứt rất giàu vitamin B, chất xơ, giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong máu và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Vitamin B rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2. Thực phẩm chứa men vi sinh
Sức khỏe đường ruột có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Ăn nhiều thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua và thực phẩm lên men có thể giúp cải thiện hệ thực vật đường ruột, tốt cho giấc ngủ.
3. Thực phẩm chứa vitamin D
Vitamin D giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức. Bạn có thể ăn các thực phẩm giàu vitamin D, bao gồm cá béo (như cá hồi, cá thu), dầu gan cá tuyết và lòng đỏ trứng.
4. Thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe não bộ và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn các thực phẩm như cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ), quả óc chó, hạt lanh và hạt chia.
Nguồn: [Link nguồn]
Tây Ban Nha - Nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể làm tổn hại sức khỏe, gây suy thận hoặc mù lòa.