Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ (MIS-C) dưới góc nhìn của các chuyên gia y tế Mỹ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Omicron khiến ca mắc COVID-19 trẻ em đạt đỉnh ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng biến chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu COVID. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đi tìm lời giải nguyên nhân nào gây ra MIS-C. Ở những trẻ đã tiêm phòng hầu như không gặp triệu chứng hậu COVID này.

Sau lập đỉnh mắc COVID-19 ở trẻ em do biến thể Omicron, Mỹ đứng trước lo ngại về khả năng gia tăng trường hợp di chứng hậu COVID-19 (hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C) ở trẻ em.

Mỹ đã ghi nhận kỷ lục trẻ em mắc COVID-19 ở Mỹ vào tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, một số bệnh viện ở Mỹ cho biết hiện tại chưa ghi nhận số ca nhập viện tăng vọt do MIS-C, hoặc ít nhất là vẫn chưa.

1. Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) có thể gặp sau khi mắc COVID-19 vài tuần. Nó có thể khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm. MIS-C có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bao gồm thận, não, phổi và tim.

Các triệu chứng viêm đa hệ thống không đồng nhất nhưng có thể bao gồm đau bụng, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, viêm kết mạc và huyết áp thấp.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) là biến chứng hậu COVID-19 hiếm gặp ở trẻ.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) là biến chứng hậu COVID-19 hiếm gặp ở trẻ.

Với tình trạng biến thể Omicron gây ra nhiều trường hợp mắc, không rõ các ca nhập viện do MIS-C khiến trẻ nhập viện chính xác là bao nhiêu cũng như mức độ nghiêm trọng của những di chứng này.

Hiện tại, nghiên cứu đang được tiến hành. Nhưng các chuyên gia y tế tại nhiều bệnh viện nhi khoa lớn ở Mỹ cho biết các triệu chứng ở trẻ rất khác nhau.

2. Không chỉ lập đỉnh, Omicron dấy lên lo ngại di chứng hậu COVID ở trẻ (MIS-C)

Hơn 12,3 triệu trẻ em ở Mỹ mắc COVID-19 kể từ đầu đại dịch. Đây là số liệu do Viện Nhi khoa Mỹ đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu ca mắc COVID-19, nhập viện và tử vong theo độ tuổi thu thập từ các bang.

Biến thể Omicron đã gây ra làn sóng đỉnh điểm ca mắc ở trẻ em: gần 4,5 triệu trẻ ở Mỹ đã nhiễm COVID-19 kể từ đầu tháng 1 năm nay.

Các vùng khác nhau ở Mỹ có mức độ lây nhiễm khác nhau trong làn sóng dịch Omicron. Vì vậy sẽ cần có thời gian để các nhà khoa học có bức tranh rõ rệt hơn xem Omicron có thể gây ra những trường hợp viêm đa hệ thống (di chứng hậu COVID-19 ở trẻ) ra sao.

3. Đi tìm lời giải tại sao có trẻ mắc di chứng hậu COVID-19, các trẻ khác thì không

Phần lớn các trường hợp viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) chưa gây tử vong. Tuy nhiên, Sở Y tế Wisconsin ghi nhận một trường hợp trẻ 10 tuổi ở bang đã tử vong trong tháng 1 do hội chứng viêm đa hệ thống.

Theo nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Tom Haupt, bang Wisconsin đã lưu ý các bác sĩ thông báo các ca nghi nhiễm MIS-C lên chính quyền bang để tổng hợp báo cáo lên CDC Mỹ nhanh nhất có thể.

"Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ với hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa di chứng hậu COVID-19 (MIS-C) ở trẻ em", ông chia sẻ.

Di chứng hậu COVID - Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-6 tuần sau khi nhiễm virus.

Di chứng hậu COVID - Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-6 tuần sau khi nhiễm virus.

Có một vài nghiên cứu về MIS-C đang được tiến hành trên khắp nước Mỹ. Các nhà khoa học hy vọng có thể lý giải tại sao có trẻ mắc di chứng hậu COVID-19 còn các trẻ khác thì không. Đồng thời hiểu rõ hậu quả lâu dài và giải pháp để điều trị hội chứng viêm đa hệ thống - di chứng hậu COVID-19 ở trẻ.

Có một điều chắc chắn về MIS-C. "Di chứng hậu COVID-19 này luôn theo cùng một mô hình", TS. Roberta DeBiasi, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện nhi quốc gia Mỹ ở Washington nói. "Đó là nó luôn xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-6 tuần sau khi protein gai của virus tấn công cơ thể, cho dù là bất kể loại biến thể nào của virus SARS-CoV-2."

Di chứng hậu COVID-19 - hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-6 tuần sau khi protein gai của virus tấn công cơ thể, cho dù là bất kể biến thể nào.

TS. Roberta DeBiasi - Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ

DeBiasi là một trong số vài nhà khoa học tham gia nghiên cứu về MIS-C. Từ công việc của bà là tham gia điều trị trẻ em mắc COVID-19 tới nay, MIS-C vẫn rất hiếm gặp so với số lượng trẻ mắc COVID-19 được các bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ.

Một nghiên cứu cũng cho thấy trong mùa đông 2020-2021, chỉ có đúng 1 trường hợp nhập viện bị hội chứng viêm đa hệ thống đối với trẻ nhập viện mắc COVID-19 độ tuổi từ 5-11 tuổi. Thời gian nghiên cứu diễn ra rất lâu trước khi biến thể Omicron xuất hiện. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, MIS-C có thể không đến mức hiếm gặp như trước đây các nhà khoa học từng nghĩ.

4. Tiêm vaccine có thể phòng ngừa di chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Ở Washington, TS. DeBiasi cho biết, bệnh viện của bà đã ghi nhận 30 trường hợp MIS-C liên quan tới biến thể Omicron. Nhưng mỗi làn sóng dịch thì số ca MIS-C lại ít đi. Với làn sóng dịch đầu tiên, bệnh viện đã phải điều trị 100 trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống, tuy nhiên, làn sóng Delta chỉ ghi nhận 60 trẻ bị di chứng hậu COVID-19 này.

Không rõ tại sao cứ mỗi làn sóng dịch thì số ca MIS-C lại ít đi. Nhưng bà đưa ra giả thuyết rằng có thể do vaccine, bởi hiện nay, Mỹ đã cấp phép tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

Các ca mắc di chứng hậu COVID - hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở độ tuổi thiếu niên hiện không phổ biến. Đây là điều dễ hiểu bởi độ tuổi này đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.

Và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine giảm nguy cơ mắc di chứng hậu COVID-19 ở trẻ (MIS-C) cũng như giảm nguy cơ nhập viện và chuyển nặng do COVID-19.

TS. Roberta DeBiasi - Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ

Chẳng hạn như, nghiên cứu CDC công bố vào tháng 1 năm nay chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech có thể làm giảm MIS-C tới 91% ở trẻ 12-18 tuổi khi biến thể Delta còn đang chiếm chủ đạo.

Một nghiên cứu khác công bố ngày 22/2 cho thấy chỉ có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ 1 phần triệu trẻ em đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc phải di chứng hậu COVID MIS-C. Con số này thấp hơn đáng kể so với ước tính 200 trong số 1 triệu trường hợp mắc COVID-19 chưa tiêm phòng vaccine bị hội chứng viêm đa hệ thống.

Triệu chứng hậu COVID ít gặp ở đối tượng thanh thiếu niên nhờ nhóm tuổi này đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Triệu chứng hậu COVID ít gặp ở đối tượng thanh thiếu niên nhờ nhóm tuổi này đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Tại Bệnh viện Nhi Colorado, nhân viên y tế chỉ gặp 2-3 trường hợp MIS-C mỗi tuần trong khi ngập lụt các ca mắc COVID-19. TS. Pei-Ni Jones cho biết chỉ có rất ít trường hợp đã tiêm phòng COVID bị di chứng MIS-C. Đa phần các trường hợp viêm đa hệ thống hậu COVID chưa tiêm phòng COVID-19.

"Viêm đa hệ thống ở trẻ em, ban đầu chúng tôi đã nghĩ rằng sẽ tăng lên cùng với làn sóng Omicron. Nhưng không. Xu hướng này cũng tương tự như làn sóng Delta trước đây", bác sĩ chuyên khoa tim mạch Pei-Ni Jones nói. "Thực sự vẫn chưa thể biết rõ nguyên nhân nào gây ra MIS-C".

Tại Trung tâm y khoa Đại học Pittsburgh, TS. Marian Michaels theo dõi ca mắc và nhập viện do COVID-19 tăng lên gấp nhiều lần ở khu vực một cách lo ngại, tuy nhiên các trường hợp gặp phải triệu chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) vẫn chưa đến mức bùng nổ. "May thay, ở khu vực của chúng tôi, không đến mức tăng đột biến trường hợp viêm đa hệ thống".

Thông tin chia sẻ trên mạng lưới giám sát dịch tễ của CDC Mỹ cũng cho thấy, một vài bệnh viện đã tăng đỉnh điểm các trường hợp MIS-C, nhiều bệnh viện khác chỉ ghi nhận độ chục ca.

Bệnh viện Nhi ở Los Angeles vẫn chưa phải điều trị nhiều ca MIS-C trước làn sóng Omicron, TS. Jacqueline Szmuszkovicz - chuyên ngành tim mạch nhi khoa tại Viện Tim mạch ở bệnh viện này cho hay.

Trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022, bệnh viện này điều trị 22 ca MIS-C. Trong tháng 2/2022, chỉ có 3 ca biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ điều trị tại bệnh viện, trong đó 1 ca điều trị ngoại trú.

5. Phát hiện và điều trị biến chứng hậu COVID (MIS-C) ở trẻ

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu con mình mắc COVID-19, cha mẹ nên theo dõi đề phòng các triệu chứng hậu COVID - viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C), điển hình là từ 2-6 tuần sau khi trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính.

Các triệu chứng này nó giống như bị mắc COVID-19 trở lại hoặc cũng có thể hoàn toàn khác biệt. Nếu triệu chứng nặng lên, trẻ cần phải được điều trị.

Theo BS. Versalovic, đã có trẻ em ở Mỹ tử vong do không đi cấp cứu kịp thời khi bị biến chứng hậu COVID-19.

Hầu hết trẻ em hồi phục tốt sau khi được điều trị hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc COVID-19.

Hầu hết trẻ em hồi phục tốt sau khi được điều trị hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc COVID-19.

Hiện nay, các bác sĩ đã đúc rút nhiều kinh nghiệm điều trị triệu chứng hậu COVID ở trẻ. Tại Bệnh viện Jones ở Colorado, nhiều trẻ em MIS-C không cần phải nằm viện lâu như thời kỳ đầu của đại dịch. Nhận diện sớm triệu chứng và điều trị ngay giúp giảm thời gian nằm viện.

Điều trị MIS-C thường bao gồm chăm sóc tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, trong đó có việc dùng kháng sinh và truyền dịch để giảm sốt, giữ huyết áp ổn định và loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn.

Do hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) có thể gây ra tình trạng hệ miễn dịch của trẻ tự tấn công cơ thể, các bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ thuốc ức chế miễn dịch. Những thuốc này có thể bao gồm thuốc steroid hoặc globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch. Đây là liệu pháp điều trị đối với người bị suy giảm kháng thể miễn dịch.

Một số trẻ em bị hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19 có thể phải cần tới thiết bị trợ thở, trợ tim hay can thiệp ECMO.

Theo BS. Michaels, người đang tham gia các nghiên cứu MIS-C, cần phải theo dõi các triệu chứng hậu COVID để hiểu rõ trên khía cạnh miễn dịch. Cần phải hiểu rõ trên quan điểm hệ miễn dịch, tại sao có trẻ hồi phục nhanh còn trẻ khác lại bị ảnh hưởng lâu dài khi mắc COVID?

6. Đa phần trẻ em hồi phục tốt sau điều trị biến chứng hậu COVID

Tại Bệnh viện Nhi ở Colorado, hầu hết trẻ em tiến triển tốt sau điều trị MIS-C và không để lại di chứng lâu dài.

"Những trẻ em đầu tiên gặp phải biến chứng hậu COVID (MIS-C) chúng tôi tiếp nhận tại bệnh viện là vào tháng 5/2020. Tất cả những trẻ này đều hồi phục tốt sau điều trị", BS. Jone cho biết.

Một nghiên cứu công bố trên tập san của Hiệp hội Tim mạch Mỹ vào tháng 1/2022 cho thấy hầu hết trẻ em bị hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID hồi phục sau tuần đầu tiên xuất viện, chức năng tim mạch cũng hồi phục đầy đủ sau 3 tháng.

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa biến chứng viêm đa hệ thống vẫn là hãy giữ gìn để không mắc COVID-19, dù đây là tình trạng rất hiếm gặp.

Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả trẻ em nên tiêm phòng nếu đủ điều kiện. Trẻ em vẫn là đối tượng ít được tiêm phòng nhất trong mọi nhóm độ tuổi.

Hiện vaccine COVID-19 chưa được cấp phép sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Nhưng cha mẹ vẫn có thể bảo vệ con mình nhờ vào việc đảm bảo toàn bộ người lớn đã tiêm phòng đầy đủ.

"Chúng ta cần phải tiêm phòng. Không có bệnh truyền nhiễm nào trên thế giới tự dưng biến mất chỉ vì đạt miễn dịch cộng đồng do mắc tự nhiên. Sởi không biến mất nhờ miễn dịch cộng đồng", chuyên gia Michaels cho biết. "Hãy bảo vệ bản thân mình và những người thân yêu nhờ tiêm chủng".

Trẻ nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng hậu COVID-19?

Cha mẹ nên tránh chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn hay thực phẩm nào đó gây mất cân đối trong khẩu phần ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Vân (theo CNN Health) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN