Đeo khẩu trang bao lâu thì phải thay để tránh mắc COVID-19?

Các chuyên gia Mỹ vừa tư vấn về thời gian đeo, cách vệ sinh và tái sử dụng khẩu trang đúng cách để bản thân và người khác tránh rủi ro mắc COVID-19 mà không tốn nhiều tiền.

“Tôi đeo một khẩu trang một tuần (rồi mới thay)”, giáo sư Linsey Marr, Đại học Công nghệ Virginia, nói.

“Chất liệu và khả năng lọc của khẩu trang N95 sẽ không suy giảm trừ khi bạn chà xát hoặc chọc lỗ trên đó. Bạn sống trong môi trường không khí thực sự ô nhiễm sau vài ngày thì nó mới mất khả năng lọc các hạt nhỏ. Vì vậy, bạn thực sự có thể đeo trong một thời gian dài”, bà Marr nói.

Theo giáo sư Marr, một khẩu trang có thể đeo được khoảng 40 giờ; nó sẽ dính bẩn từ mặt người đeo hoặc dây sẽ bị lỏng trước khi mất khả năng lọc.

Tuy vậy, khẩu trang N95 được coi là loại dùng một lần vì được xếp loại là khẩu trang y tế, phó giáo sư sinh học Erin Bromage, Đại học Massachusetts Dartmouth, nói. Trong các cơ sở y tế, nhân viên y tế thay khẩu trang thường xuyên hơn để tránh lây nhiễm chéo trong phòng bệnh.

Khẩu trang N95 trước đây có giá khoảng 1 USD, nhưng gần đây tăng mạnh vì nhu cầu tăng do người dân lo ngại biến chủng Omicron. Nếu sử dụng N95 đúng cách, người ta có thể đeo một chiếc trong ít nhất 2 hoặc 3 ngày mà vẫn có hiệu quả phòng lây nhiễm COVID-19, ông Bromage nói.

Bộ lọc của khẩu trang phải giữ được hơn 95% số hạt nhỏ trong không khí đi qua nó. Đồ họa: CDC.

Bộ lọc của khẩu trang phải giữ được hơn 95% số hạt nhỏ trong không khí đi qua nó. Đồ họa: CDC.

So sánh khẩu trang Mỹ và Trung Quốc

Hiện nay, người dân vẫn mất nhiều tiền cho khẩu trang. Vì thế, một số cơ quan y tế, ví dụ ở bang Maryland, ở thành phố Milwaukee (bang Wisconsin) đang phát miễn phí khẩu trang N95.

So với khẩu trang vải, khẩu trang N95 ngăn chặn tốt hơn các hạt nhỏ lọt vào mũi hoặc miệng nhờ một số vật liệu nhất định, như sợi polypropylene - hoạt động như các rào cản cơ học và tĩnh điện đối với không khí chung.

Sự khác biệt giữa khẩu trang N95 và KN95 nằm ở chỗ khẩu trang được chứng nhận, theo Sở Y tế bang Oklahoma. Mỹ chứng nhận N95, trong khi Trung Quốc phê chuẩn KN95. Khoảng 60% khẩu trang KN95 được bán ở Mỹ là hàng giả, không đáp ứng các yêu cầu của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

Khẩu trang N95 không được thiết kế cho trẻ em, nên nếu thấy người ta quảng cáo, tiếp thị N95 cho trẻ thì người tiêu dùng nên cẩn thận, giáo sư Marr nói. Tuy nhiên, trẻ khoảng 10 tuổi trở lên có thể dùng N95 cỡ nhỏ (được thiết kế cho người lớn).

"Sẽ có khẩu trang KN95 và KF94 được thiết kế và tiếp thị cho trẻ em… Cần đảm bảo rằng bạn mua chúng từ một nguồn đáng tin cậy, có uy tín. Với KN95 giả, chúng gần như không có khả năng bảo vệ đáng ra phải có”, bà khuyến cáo. KF94 là khẩu trang tiêu chuẩn Hàn Quốc.

Cách đeo khẩu trang N95. Ảnh: Kimberly-Clark.

Cách đeo khẩu trang N95. Ảnh: Kimberly-Clark.

Khi nào nên hoặc không nên tái sử dụng

Để sử dụng lại khẩu trang N95 một cách an toàn nhất có thể, hãy tránh chạm vào phần bên ngoài phía trước của khẩu trang khi đeo, giáo sư Marr nói. Thay vào đó, hãy cố gắng tháo hoặc đeo lại khẩu trang bằng cách chạm vào mép hoặc dây đeo. "Tuyệt đối tránh chạm vào phần ngay trước nơi bạn thở, như ngay trước mũi và miệng", bà nói.

Ngay cả sau khi đeo N95 trong môi trường đông đúc trong nhà, như tàu điện ngầm, “khẩu trang thực sự được thiết kế để xử lý rất nhiều hạt nhỏ và sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả,” bà Marr nói.

Tuy nhiên, khi biết mình đã tiếp xúc người mắc COVID-19, nên thay khẩu trang. Ông Bromage nói: “Nếu tôi đang làm việc trong văn phòng, đeo N95 và ai đó trong văn phòng có kết quả dương tính, tôi sẽ biết rằng mình đã được bảo vệ tốt. Nhưng có lẽ tôi sẽ vứt bỏ chiếc khẩu trang đó vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ bẫy virus. Tôi không muốn mạo hiểm khi virus ở đó và dính vào tay tôi hay bất cứ thứ gì".

Có thể vô tình ở gần người bệnh trong không gian công cộng như tàu điện ngầm, cửa hàng tạp hóa…, nhưng việc đeo khẩu trang N95 dù mới hay cũ vẫn có hiệu quả bảo vệ, nhất là khi đứng xa người khác khoảng 2m.

Cả bà Marr và ông Bromage nói rằng, nếu khẩu trang bị ẩm, bẩn, nhàu hoặc hư hỏng, kể cả do trang điểm thì cần phải thay vì những điều kiện này có thể làm giảm hiệu quả của khẩu trang. Dù khẩu trang trông vẫn gọn và sạch nhưng người đeo cảm thấy khó thở hơn một chút thì cũng nên thay vì khi đó, khẩu trang đã hấp thu nhiều hạt nhỏ và khả năng chống chịu bắt đầu giảm, ông Bromage nói.

Nhớ đeo khẩu trang cho cả trẻ em. Ảnh: AP.

Nhớ đeo khẩu trang cho cả trẻ em. Ảnh: AP.

Cách vệ sinh N95

Theo bà Marr, N95 đeo càng lâu và thường xuyên càng có nguy cơ nhiễm bẩn, nhưng các hạt nhỏ sẽ biến mất trong vài giờ, thậm chí còn nhanh hơn nếu khẩu trang được phơi dưới ánh nắng.

Ông Bromage nói: “Những thứ như nhiệt độ và ánh sáng mặt trời đều có ảnh hưởng, nhưng bạn không muốn ném khẩu trang vào lò nướng hoặc lò vi sóng. Tôi từng để khẩu trang trên bảng điều khiển ô tô trong mùa hè và thế là đủ. Nhưng trên thực tế, bạn thực sự không thể làm gì để kéo dài tuổi thọ của khẩu trang bằng việc giặt sạch”.

Vì N95 có tĩnh điện đặc biệt giúp lọc virus, nên việc giặt khẩu trang sẽ làm tiêu hao tĩnh điện, bà Marr giải thích.

Nhìn chung, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật khi tái sử dụng khẩu trang “thấp hơn nhiều so với nguy cơ khi không đeo N95”, giáo sư Marr nhận định.

Tính đến sáng 14/1, Mỹ có 64,06 triệu ca mắc COVID-19, gồm hơn 846.400 người tử vong, theo số liệu tổng hợp mới nhất từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Cả thế giới có xấp xỉ 319,89 triệu ca mắc, bao gồm hơn 5,52 triệu người tử vong.

Hậu COVID-19, người phụ nữ 30 tuổi chưa đi nổi 10 bước oxy đã giảm 10%

6 tuần sau khi xuất viện, bệnh nhân mệt và suy nhược, chỉ cần đi chưa đến 10 bước là nồng độ oxy trong máu SpO2 từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An (theo CNN) ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN