"Đau thắt lưng" có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đừng bất cẩn
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này, đừng chủ quan mà hãy đến phòng khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Bệnh đau thắt lưng luôn bị nhầm với bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Nhiều người điều trị theo bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng mà triệu chứng không hề thuyên giảm.
Ông Song, 55 tuổi (Trung Quốc) bị đau thắt lưng nửa năm. Khi đến bệnh viện thăm khám, gia đình hoảng hốt khi được bác sĩ thông báo mắc ung thư thận.
Các bác sĩ nhắc nhở rằng, đau thắt lưng thường bị nhầm với các bệnh lành tính, trong đó phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống thắt lưng, sỏi thận, viêm thận… nhưng nếu xuất hiện 3 triệu chứng sau thì đừng bỏ qua, đây thường là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư.
Đầu tiên, theo thời gian, cơn đau thắt lưng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đối với những cơn đau ngày càng gia tăng thì chúng ta phải hết sức cảnh giác xem đó có phải là khối u ác tính hay không, bởi những bệnh lành tính thông thường sẽ không kéo dài và trở nặng. Khi bệnh tình nghiêm trọng hơn thì rất có thể do ung thư gây ra, đó là vì theo thời gian, tế bào ung thư sẽ di căn đi khắp cơ thể.
Thứ hai, tình trạng đau thắt lưng diễn ra nhiều hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, nếu nguyên nhân do ung thư thì người bệnh sẽ cảm thấy đặc biệt rõ rệt khi ngủ vào ban đêm.
Thứ ba, ngoài đau thắt lưng còn có nhiều triệu chứng đi kèm như sụt cân, chán ăn, sốt, ho, tiểu máu, đau tức ngực,… Nếu có thêm các triệu chứng này thì càng có khả năng cao mắc bệnh ung thư.
Đối với những bệnh nhân bị đau thắt lưng, sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám liên quan vì có rất nhiều bệnh có thể gây ra đau thắt lưng, ngoài các bệnh lành tính thì còn có khả năng mắc ung thư thận, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… do tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận xung quanh.
Để tầm soát ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT phổi, CT cột sống, thắt lưng, thử nước tiểu và các thăm khám khác. Đối với những người hút thuốc lá lâu năm, trên 45 tuổi, có tiền sử gia đình mắc ung thư, tiền sử nghiện rượu, ăn uống không lành mạnh, thức khuya , lười vận động,… có nguy cơ mắc ung thư cao nên các bác sĩ khuyên rằng họ nên tầm soát ung thư hằng năm để phát hiện kịp thời các vấn đề sức khoẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu gặp phải những tình trạng này cần đến bệnh viện để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.