Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn”

Đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì ở các vùng cao phía Bắc có tập tục làm “răng vàng” để lấy may. Dịp đầu năm mới là thời điểm được nhiều người lựa chọn để gắn thêm chiếc răng vàng bởi càng có nhiều “răng vàng” chứng tỏ người đó càng có tiền và… thành đạt.

Cũng cùng chung quan niệm “Cái răng cái tóc là vóc con người” nhưng với đồng bào vùng cao, cái răng không chỉ là thứ để làm đẹp mà còn là bùa hộ mệnh.

Trong quá khứ, răng vàng được mạ bằng vàng nguyên chất nên đó là một thứ tài sản gắn chặt với bà con nhưng nay đồng là chất liệu chủ yếu để làm ra những chiếc răng may mắn.

Nếu như nhà thơ Hoàng Cầm từng ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái nhuộn răng đen “cười như mùa thu toả nắng” thì những chiếc răng vàng của đồng bào vùng cao không cần có nắng cũng đủ sức toả sáng.

Nhưng phiên chợ họp mỗi tuần một lần là dịp để bà con dân tộc đầu tư vào “cái răng cái tóc”. PV báo Người Lao Động đã có mặt ở một phiên chợ vùng cao của đồng bào dân tộc dịp đầu năm mới để ghi lại cận cảnh những công đoạn thay răng, làm răng.

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 1

Đồng bào dân tộc trước một quầy làm răng ở chợ phiên Mèo Vạc (Hà Giang)

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 2

Nha sĩ ở những phiên chợ này dùng các thiết bị thô sơ, đôi khi là bằng tay trần không cần đi găng

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 3

Thuốc gây tê được dùng để giảm đau

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 4

Nha sĩ chuẩn bị các vật dụng để lắp răng mới cho khách hàng

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 5

Mỗi chiếc răng này có giá từ 500.000 đến 1 triệu đồng

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 6

Những người không có điều kiện lắp răng vàng làm đẹp ngày Tết cũng có thể thay răng mới với mức giá rẻ hơn

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 7

Những ánh mắt tò mò, ngạc nhiên

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 8

Nha sĩ ở chợ phiên kiểm tra sản phẩm

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 9

Chỉ sau khoảng 15 phút khách hàng đã có những chiếc răng mới

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 10

Phòng răng được đặt ở ngay giữa chợ, khá thô sơ, “nha sĩ” cũng dùng tay, kéo, kìm là chủ yếu chứ không có bất cứ loại máy móc nào

Đầu năm, xem đồng bào làm “răng may mắn” - 11

"Nha sĩ" ở các phiên chợ vùng cao này đa phần là người Trung Quốc và có cả thông dịch viên đi kèm tuy nhiên không ai cấp chứng chỉ hành nghề cho họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mạnh Duy (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN