Đầu năm ca sĩ Hồ Quang Hiếu nhập viện vì nhân sâm, cảnh báo điều mọi người vẫn hay làm
Mới đây ca sĩ Hồ Quang Hiếu nhập viện điều trị khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt lại đang ở thời điểm dịch virus Corona. Nguyên nhân được xác định do nam ca sĩ dùng quá nhiều sâm để bồi bổ.
Hồ Quang Hiếu là một nam ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam. Anh nổi tiếng với các ca khúc Không cảm xúc, Con bướm xuân, Đừng buông tay anh, Em là của anh… Mới đây, hình ảnh nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu nhập viện khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là khi tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona mới đang diễn ra.
Theo chia sẻ của nam ca sĩ, lý do anh nhập viện là vì ngộ độc nhân sâm. "Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều quá cũng không tốt mọi người nhé, nhất là khi đường ruột bị yếu như mình. Kinh nghiệm đầu năm lần sau không ăn sâm nhiều nữa" – nam ca sĩ chia sẻ trên facebook của mình.
Ca sĩ Hồ Quang Hiếu mới đây nhập viện vì dùng quá nhều nhân sâm
Không chỉ nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu nhập viện vì dùng quá nhiều sâm mà trước đó đã có nhiều trường hợp rước bệnh vì loại "thần dược" này để bồi bổ sức khỏe. Bệnh viện nhân dân 115 TP HCM từng cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc vì dùng nhân sâm quá liều. Sau hơn 3 tháng thường xuyên uống nhân sâm kèm thuốc bắc, bệnh nhân xuất hiện nổi mẩn, chảy máu đường ruột, tổn thương gan nặng... May mắn được cấp cứu kịp thời đã không nguy hiểm tính mạng.
Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung – Hội Đông Y Hà Nội, việc dùng nhân sâm bồi bổ sức khỏe là điều rất tốt. Bởi trong Đông Y, nhân sâm vốn được coi là đầu vị của thuốc bổ, đứng đầu trong 4 vị thuốc là Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Nhân sâm có tác dụng bổ khí huyết, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, bồi bổ trí não, phát triển tư duy… nên được rất nhiều người sử dụng hoặc làm quà tặng.
Dù nhân sâm bổ dưỡng đến đâu vẫn là thuốc, phải dùng theo chỉ định. Việc dùng không đúng, lạm dụng nhân sâm sẽ không còn tốt mà biến thành "thuốc độc". Sử dụng nhân sâm với liều lượng cao có thể xảy ra các biến chứng nặng, đặc biệt là viêm động mạch não, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, nôn chỉ sau vài giờ sử dụng.
Các nghiên cứu đã cho thấy, người lớn nếu uống khoảng 200ml rượu sâm nồng độ 3% sẽ có biểu hiện trúng độc, bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ. Uống liên tục mỗi ngày 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân. Với những trẻ nhỏ đang bú mẹ mà uống nước sắc 0,03 – 0,06g từ sâm sẽ có hiện tượng co giật, thở gấp, tim đập chậm, nôn…
Điều nguy hiểm là rất nhiều người vì nghĩ nhân sâm tốt nên ăn sâm như kẹo, uống nước sâm thay nước. Đặc biệt với những người bị bệnh huyết áp, người cao tuổi bị xơ cứng động mạch, bị tiểu đường, bệnh gout càng không nên dùng các sản phẩm có sâm bởi càng nguy hiểm khiến bệnh nặng thêm. Ngay với trẻ phát triển bình thường cũng không nên dùng vì việc tùy tiện dễ làm trẻ phát dục sớm…Tốt nhất khi muốn dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, mọi người cần tham khảo và dùng theo chỉ định của bác sĩ, lương y.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng nhân sâm mọi người cũng cần lưu ý để tránh làm giảm tác dụng của sâm như không dùng đồ kim loại để nấu hay sau khi dùng nhân sâm không uống trà. Hơn nữa khi dùng nhân sâm không nên ăn củ cải và đồ biển vì đây là đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí sẽ triệt tiêu nhau gây hại cho sức khỏe người dùng.
Đối với bữa sáng, nhiều người thường ăn bún phở, xôi hoặc bánh mì,... tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây mới là những...
Nguồn: [Link nguồn]