Dấu hiệu phát hiện sớm người bị đột quỵ không nhầm với trúng gió

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng “trúng gió, cảm” nên việc cấp cứu bị sai lệch, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - chuyên gia về đột quỵ tại khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) dấu hiệu sớm để phát hiện sớm khi nghi ngờ đột quỵ:

1. Face - Mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng;

2. Arm - Yếu hoặc liệt tay, chân: yêu cầu bệnh nhân giơ đều hay tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.

3. Speech - Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.

Time - "Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ" - PGS Tôn nhấn mạnh.

Dấu hiệu phát hiện sớm người bị đột quỵ không nhầm với trúng gió - 1

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng “trúng gió, cảm” . Ảnh minh hoạ: Internet

Việc nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng “trúng gió, cảm” … có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và mất đi cơ hội vàng, nguy hiểm đến tính mạng hoặc khả năng hồi phục cho người bệnh.

Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở gần bệnh nhân cần giữ cho người bệnh không bị ngã gây chấn thương thêm; Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên để nếu bị nôn sẽ không gây sặc vào đường hô hấp, móc hết đờm dãi cho bệnh nhân dễ thở.

Tận dụng tối đa 3 giờ đầu – giờ vàng, để đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo.

Đột quỵ: Cấp cứu sau bao lâu là ”giờ vàng”?

Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên), bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN